Hoàng Hoa Thám (1858-1913) - Khởi Nghĩa Yên Thế (1884-1913)
Hoàng Hoa Thám (1858-1913)

Hoàng Hoa Thám
(1858 – 1913), còn gọi là Đề Dương, Đề Thám hay Hùm thiêng Yên Thế, là
người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913). Hoàng Hoa
Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Thám, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên, sau đó di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc
Giang), bố là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh.
Hoàng Hoa Thám (1858-1913)
Hoàng Hoa Thám (1858-1913)
Khởi Nghĩa Yên Thế (1884-1913)
Cuộc khởi nghĩa của Ðề Thám
là một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong lịch sử đấu
tranh chống Pháp của dân tộc Việt Nam và cũng là một trong những cuộc
khởi nghĩa cuộc khởi nghĩa duy nhất mà người Pháp đã lưu lại trên bưu
thiệp.
Sau
hoà ước Quí mùi (1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ, Vua kêu
gọi dân chúng nổi lên chống Pháp. Ðề Ðốc Trương Văn Thám đã hưởng ứng
phong trào này và nổi dậy chống Pháp chiếm giữ các vùng Bắc Giang, Thái
Nguyên và Hưng Hóa. Dân chúng gọi ông là Ðề Thám.
Pháp
đem quân đánh mãi mà không được nên năm 1894, Pháp phải xử hoà với ông,
cho ông cai quản 22 xã trong vùng Yên Thế, Ðề Thám lập căn cứ ở Chợ Gò.
Dân chúng gọi ông là “Hùm thiêng Yên Thế”. Nhưng hai năm sau thì Ðề
Thám lại nổi lên đánh Pháp, tới năm 1898 thì Pháp lại xin ký hoà ước
nhường cho ông thêm nhiều quyền lợi nữa. Ðề Thám sống yên cho tới năm
1905 thì lại nổi dậy đánh Pháp một lần nữa (những tấm hình ông chụp với
gia đình là trong khoảng thời gian này).
Năm
1908, Ðề Thám quyết định đánh một cú lớn để chiếm thành Hà Nội nên đã
âm mưu với những người đầu bếp để bỏ thuốc độc (bột datura) cho 200 lính
Pháp giữ thành ăn, nhưng vì liều thuốc hơi yếu nên lính Pháp chỉ bị lảo
đảo chứ không chết, cuộc âm mưu bất thành.
Ðầu
năm 1909, quân đội Pháp quyết định mở chiến dịch lớn để tấn công Ðề
Thám trong tận sào huyệt, Ðề Thám thua nên bỏ trốn vào rừng. Pháp ra
giải thưởng 25.000 đồng cho ai bắt hay giết được Ðề Thám. Có ba tay lãng
tử người Tàu vì ham tiền nên tìm đến Ðề Thám để xin gia nhập rồi thừa
lúc ban đêm ông ngủ mà xúm đến chặt đầu ông đem về lãnh thưởng ngày 10
tháng 2 năm Quí sửu (18/3/1913), chấm dứt một cuộc kháng chiến kéo dài
trên một phần tư thế kỷ.
"Yên Thế - Loạn quân nhóm Đề Thám."Bức
ảnh này trung úy Romain Desfossés chụp người đồng hương của mình bên
cạnh Đề Thám và các chiến hữu của ông. Mối quan hệ giữa Đề Thám và người
Pháp lúc này có vẻ hữu hảo. Cậu bé trai, con Cả Huỳnh (đứng trước viên
sĩ quan Pháp) còn được kê ghế đứng để không bị khuất giữa đám cha chú.
Tất nhiên, khi quan hệ thù tạc trở thành thù địch, chân dung từng người
được nghiên cứu, ghi nhận rất kĩ lưỡng nhằm mục đích tiêu diệt. Ở một
khía cạnh khác, ta hiểu thêm ngoài những bức ảnh do chính mình chụp,
Pierre Dieulefils đã sử dụng các nguồn ảnh khác nhau để phát hành thành
bưu ảnh.
"Yên
Thế - Loạn quân nhóm Đề Thám." Việc chụp bức ảnh này được chuẩn bị kĩ
lưỡng: mọi người xếp thành ba hàng cao thấp trước tấm phông hắt sáng
được căng bằng những cành tre. Ta gặp lại một loạt các gương mặt anh tài
đã xuất hiện ở bức 3302: Hữu, Tứ con trai Lý Thu, Sồi, Tính... Nhờ bức
ảnh này ta biết mặt hai thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế: Cả Rinh và
Cả Huỳnh - hai người con nuôi của Đề Thám. Sự nổi tiếng của họ đã khiến
các hãng bưu ảnh phải crop chân dung họ từ bức ảnh chụp chung để phát
hành bưu ảnh riêng, như bố nuôi của mình.
Yên
Thế - Loạn quân hàng phục tề tựu ở Nhã Nam trước khi bị bắt, hàng đầu
có con gái Đề Thám, Cả Rinh, Cai Sơn. Bức ảnh đại gia đình Đề Thám này
chụp vào cuối thời gian đình chiến. Cả Trọng, khi đó 22 tuổi, cùng với
hai người con nuôi của Đề Thám là Cả Rinh, Cả Huỳnh, cùng với gia đình
50 người đàn ông khác sinh sống trong nông trại chiến lũy của Đề Thám.
Căn cứ vào độ tuổi trong ảnh của người con gái Đề Thám thì thời gian
chụp khoảng năm 1906-1907, khi đó bà Hoàng thị Thế khỏang 6 -7 tuổi. Hơn
nữa lời chú thích "trước khi bị bắt" cũng xác nhận thêm về thời điểm
chụp bức ảnh này.
Bức ảnh này của trung uý Romain Desfossés chụp thành Chợ Gò từ bên ngòai và bên trong khi quân Pháp dành thắng lợi.
Bên trong thành lũy.
Ngôi chùa lớn của Đề Thám ở Chợ Gồ. Có vẻ như bình yên đang trở lại vùng đất chiến sự diễn ra suốt 26 năm.
Đồn canh và quang cảnh làng Nhã Nam. Giành thắng lợi, người Pháp củng cố hệ thống đồn bốt của mình.
Một đoạn thành đồn Phồn Xương, xã Hữu Xương, huyện Yên Thế, Bắc Giang, di tích của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.
Trên đường hành quân đến Yên Thế. Nhóm quân của Lecanu dừng chân trên một ngọn đồi ở Cầu Rẽ.
Lính Pháp trú quân trong những túp lều như thế này ở Mỏ Trạng.
Binh lính trung đội 10, nhóm Lecanu đào hào trong đồn Đông Cô.
Đồn Đông Cô xây dựng trên núi.
Một khu đồn Pháp ở Nhã Nam.
Lính tập ở Nhã Nam năm 1906
Có
cả danh tính những người lính tham gia trận đánh này trên bưu ảnh của
P. Dieulefils. Hạ sĩ Guilbert, trung đội 10 bị thương trong trận 11
tháng 2 đang rút khỏi đồn Mỏ Trạng.
Đồn lính Pháp ở vùng Yên Thế.
Đồn bốt, hàng rào bao quanh được dựng bằng cây rừng. Cảnh xây dựng đồn Duong Vuong.
Một
thân binh bị thương được tải đi bằng những chiếc cáng lót rơm. Trong
khu thành lũy đã thất thủ của Đề Thám thấp thoáng bóng những chiếc áo
sọc.
Toán lính tập khâm liệm các lính Pháp đồn Casanova và Boubault chết trận ngày 11 tháng Hai.
Trận
đánh ở Chợ Gò cũng ác liệt không kém. Cảnh lính Pháp và lính tập đang
chăm sóc một thân binh bị thương khi tấn công thành luỹ của Đề Thám.
Lính Pháp đang nấu ăn ở Yên Thế.
Nhóm "Những con cá heo" đóng quân ở Mỏ Trạng.
Lính Pháp ở Yên Thế.
Cảnh tải thương sau trận tấn cồng ngày 11.02.1909.
Ngày
11 tháng Hai năm 1910 diễn ra trận đánh rất ác liệt giữa quân Pháp và
nghĩa quân Yên Thế. Trung đội 10 chịu nhiều thương vong.
"Thủ
lĩnh người Mán và thân binh chống Đề Thám". Như vậy chữ partisan (thân
binh) được dùng để chỉ lính địa phương theo Pháp hoặc những hàng quân
Yên Thế, còn chữ pirate (giặc, cướp) để chỉ những nghĩa quân tiếp tục
chiến đấu chống Pháp.
Trên
bức bưu thiếp này giới thiệu cụ thể hai nhân vật mà chắc chắn người
Việt gọi họ bằng cái tên "bọn chỉ điểm" hay "Việt gian". Bên trái: Viên
đồ tể, được lính tráng gọi là bằng cái tên Raoul, bên phải là Lý Nhạ -
người dẫn đường cho người Pháp.
Yên
Thế ngày đó là một vùng núi đồi cây cối rậm rạp. Lực lượng tham gia
chiến dịch gồm lính Pháp, lính tập và lính dõng. Cảnh hành quân qua
rừng, viên sĩ quan Pháp chỉ huy đám lính địa phương kéo xe hậu cần phục
vụ chiến dịch.
Thân
binh đi tuần quanh khu vực Thế Lộc. Đây thêm một minh hoạ cho nhận định
trên. Thân binh được trang bị khá đầy đủ, kể cả quân phục. Trong nhiều
bức ảnh chiến sự ta còn gặp lại những bộ áo sọc này.
"Nhóm
người bị bắt gồm bố vợ Đề Thám, một người vợ của Cả Rinh và 8 nghĩa
quân". Căn cứ vào trang phục, có thể phân biệt được những người trong
ảnh: chỉ huy người Pháp, lính khố đỏ đội nón, lính dõng mặc áo sọc,
những người bị bắt mặt mũi hốc hác, mệt mỏi.
Cả Rinh và nhóm binh lính của mình ra đầu hàng ở Núi Lạng.
Một nghĩa quân già của Đề Thám và Quynh con rể ông ta ra hàng.
"Bố vợ Đề Thám bị bắt ở Kẻ Vôi ..." Ông bị mù cả hai mắt, phải giải về Nhã Nam bằng thúng do hai người khiêng.
"Vợ
hai của Cả Rinh - thủ lĩnh phiến quân, bị bắt bởi huyện nguyên vùng Yên
Thế". Vậy đây là The Mui (có lẽ chính xác là Thị Mùi), dáng vẻ đau khổ
của bà và khung cảnh xung quanh trùng hợp với bức ảnh dưới.
"Chiến dịch truy quét Đề Thám. The Mui, vợ hai của Cả Rinh (con nuôi của Đề Thám). Cũng như bố nuôi, Cả Rinh cũng đa thê. Và các bà đều là những nhan sắc.
"Người
phụ nữ có tên Thị Nho, vợ ba của Đề Thám, cùng con gái Thị Thế". Đề
Thám có năm vợ. Trong số đó ông quý nhất bà vợ ba, Đặng Thị Nhu (hay
Nho), thường gọi là bà Ba Cẩn. Đề Thám hơn bà 18 tuổi. Ông lấy bà khỏang
năm 1893 -1894, khi bà chưa đầy đôi mươi. Bà là con dòng dõi nhà nho,
tài sắc vẹn toàn và sau này trở thành nhân vật quan trọng, một chỗ dựa
vững chắc của Đề Thám. Bà sinh hạ cho ông một gái tên là Hoàng Thị Thế
(1900) và một trai Hoàng Vi Phồn (1908).
"Người
vợ đầu của Cả Rinh và người vợ thứ tư của Đề Thám, em gái Cả Rinh". Vợ
tư của Đề Thám là Thân Thị Quynh. Như vậy, xét về vai vế, Đề Thám vừa là
cha nuôi, vừa là em rể Cả Rinh. Chi tiết này người Pháp không bịa ra để
bôi nhọ Đề Thám. Mối quan hệ nhằng nhịt kiểu này không phải hiếm trong
xã hội xưa.
Hai tù binh. Người gầy có tên là Chi, cai của toán thợ. Thoát chết và bị bắt ở trong rừng.
Tù binh Yên Thế đang bị bắt.
Việc hỏi cung các nghĩa quân bị bắt nhằm truy đuổi đội quân của Đề Thám đang rút chạy.
Một nghĩa quân bị bắt làm tù binh ở Chợ Gò bị dẫn giải đi hỏi cung thông qua người phiên dịch.
Tám nghĩa quân Yên Thế bị giết ngày 11/11/1908.
Tù binh Yên Thế chuẩn bị hành hình.
Cảnh tù binh đang bị hành hình.
Thủ cấp của một phiến quân bị bêu để các thân hào nhận dạng.
Ba Biểu - một thủ lĩnh hung dữ của Đề Thám, chết ngày 16 tháng 8 năm 1909
Ba Biểu - một thủ lĩnh của Đề Thám bị bêu sau khi chết để nhận dạng (đội quân ở Phúc Yên 1909)
Ba Biểu - một thủ lĩnh của Đề Thám bị bêu sau khi chết để nhận dạng (đội quân ở Phúc Yên 1909)
Thủ cấp cháu của Đề Thám bị giết ở Phúc Yên, tháng 9 năm 1909
Thủ cấp cháu của Đề Thám bị giết ở Phúc Yên, tháng 9 năm 1909
Thủ
cấp các lính bản xứ, tham gia vụ đầu độc bị hành quyết ngày 8 tháng Bẩy
năm 1908 theo luật Annam. Các ông đội Bình (Nguyễn Chí Bình), đội Nhân
(Đặng Đình Nhân), đội Cốc (Nguyễn Văn Cốc) bị hành quyết ngày 8 tháng 7 năm 1908
và bêu đầu ở các cửa ô.
Thủ cấp những nghĩa quân chết trận bị bêu ở đường làng để uy hiếp tinh thần người dân.
Tù binh Ðề Thám trên hải cảng Alger trước khi vào tù ở Guyane
Tù binh Ðề Thám tới hải cảng Alger
No comments