12 vị vua triều đại nhà Thanh
12 vị vua triều đại nhà Thanh
Xem thêm:
Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Thiên Mệnh)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích
- Hãn hiệu Thiên Mệnh Hãn
- Niên hiệu: Thiên Mệnh
- Thụy hiệu: Thừa Thiên Quảng Vận Thánh Đức Thần Công Triệu Kỷ Lập Cực Nhân Hiếu Duệ Vũ Đoan Nghị Khâm An Hoằng Văn Định Nghiệp Cao Hoàng đế
- Miếu hiệu: Thái Tổ
- Sinh: 21 tháng 2 năm 1559
- Mất: 30 tháng 9 năm 1626 (67 tuổi) Ninh Viễn, Mãn Châu, Trung Quốc
- Tại vị: 17 tháng 1 năm 1616 - 30 tháng 9 năm 1626
- An táng: Phúc Lăng, Thịnh Kinh, Trung Quốc
- Sáng lập nhà Kim năm 1616
Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hãn hiệu Thiên Mệnh Hãn (天命汗), là một thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân vào cuối đời Minh (Trung Quốc).
Trong lịch sử Trung Quốc, Nỗ Nhĩ Cáp Xích nổi tiếng là người đã xây dựng nền móng mà sau đó con trai ông, Hoàng Thái Cực bành trướng uy thế và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Thanh. Về sau, các hậu duệ truy tôn miếu hiệu cho ông là Thái Tổ, dù ông không giữ ngôi vị hoàng đế Trung Hoa một ngày nào.
Ban đầu, ông được nhà Thanh truy tôn thụy hiệu là Vũ Hoàng đế (武皇帝), sau lại cải thành Cao Hoàng đế (高皇帝), nên còn xưng gọi Thái Tổ Cao Hoàng đế.
Hoàng Thái Cực (Sùng Đức)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực
- Hãn hiệu: Thiên Thông Hãn
- Niên hiệu: Thiên Thông (1627 - 1636), Sùng Đức (1636 - 1643)
- Thụy hiệu: Ứng Thiên Hưng Quốc Hoằng Đức Chương Vũ Khoan Ôn Nhân Thánh Duệ Hiếu Kính Mẫn Chiêu Định Long Đạo Hiển Công Văn Hoàng đế
- Miếu hiệu: Thái Tông
- Sinh:28 tháng 11 năm 1592
- Mất: 21 tháng 9, năm 1643 (50 tuổi)
- Tại vị: 15 tháng 5 năm 1636 - 21 tháng 9 năm 1643 (7 năm, 129 ngày)
- An táng: Chiêu lăng, Thẩm Dương, Trung Quốc.
- Năm 1636, đổi tên quốc hiệu từ nhà Hậu Kim thành nhà Thanh
Phúc Lâm (Thuận Trị)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Phúc Lâm
- Hãn hiệu: Thiên Thông Hãn
- Niên hiệu: Thuận Trị
- Thụy hiệu: Thể Thiên Long Vận Định Thống Kiến Cực Anh Duệ Khâm Văn Hiển Vũ Đại Đức Hoằng Công Chí Nhân Thuần Hiếu Chương Hoàng đế
- Miếu hiệu: Thế Tổ
- Sinh: 15 tháng 3 năm 1638, Thịnh Kinh, Liêu Đông, Đại Thanh
- Mất: 5 tháng 2 năm 1661 (22 tuổi), Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Đại Thanh
- Tại vị: 8 tháng 10 năm 1643 – 5 tháng 2 năm 1661
- An táng: Hiếu lăng, Thanh Đông lăng
Huyền Diệp (Khang Hi)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Huyền Diệp
- Hãn hiệu: Ân Hách A Mộc Cổ Lãng Hãn
- Niên hiệu: Khang Hi
- Thụy hiệu: Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Du Hiếu Kính Thành Tín Trung Hòa Công Đức Đại Thành Nhân Hoàng đế
- Miếu hiệu: Thánh Tổ
- Sinh: 4 tháng 5, năm 1654
- Mất: 20 tháng 12 năm 1722 (68 tuổi) Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Đại Thanh
- Tại vị: 7 tháng 2 năm 1662 – 20 tháng 12 năm 1722 (60 năm, 316 ngày)
- An táng: Cảnh lăng, Đông Thanh Mộ
Thanh Thánh Tổ, Hãn hiệu Ân Hách A Mộc Cổ Lãng hãn (恩赫阿木古朗汗), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị hoàng đế thứ tư của nhà Thanh và là hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722, tổng cộng 61 năm. Trong thời gian trị vì, ông dùng niên hiệu Khang Hi (康熙), nên thường được gọi là Khang Hi Đế (康熙帝).
Trong lịch sử nhà Thanh, Khang Hi được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm của nhà Thanh sau một loạt các cuộc chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La giữ vững ngôi vị hoàng đế Trung nguyên. Ông được đánh giá là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại đế. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Đại Thanh đã hoàn thành thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, Đài Loan, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.
Dận Chân (Ung Chính)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Dận Chân
- Hãn hiệu: Nạp Y Lạp Nhĩ Đồ Thác Bố Hãn
- Niên hiệu: Ung Chính
- Thụy hiệu: Kính Thiên Xương Vận Kiến Trung Biểu Chính Văn Vũ Anh Minh Khoan Nhân Tín Nghị Duệ Thánh Đại Hiếu Chí Thành Hiến Hoàng đế
- Miếu hiệu: Thế Tông
- Sinh: 13 tháng 12, năm 1678
- Mất: 8 tháng 10 năm 1735 (56 tuổi) Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Đại Thanh
- Tại vị: 27 tháng 12 năm 1722 – 8 tháng 10 năm 1735 (12 năm, 285 ngày)
- An táng: Thái lăng, Tây Thanh Mộ
Thanh Thế Tông, pháp hiệu Phá Trần Cư Sĩ, Viên Minh Cư Sĩ, Hãn hiệu Nạp Y Lạp Nhĩ Đồ Thác Bố hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ năm của đế quốc Đại Thanh (Trung Quốc), trị vì từ năm 1722 đến 1735. Ông dùng niên hiệu Ung Chính (雍正) trong suốt thời gian 13 năm trị vì, nên các sử gia thường gọi ông là Ung Chính Đế (雍正帝).
Là một vị Hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt, mục tiêu của Ung Chính là tạo ra một triều đình hiệu quả với chi phí thấp nhất. Các chính sách của ông đã mở đường cho sự thịnh trị gần 150 năm tiếp theo của Đại Thanh. Cuối đời ông, quốc khố hãy còn dư nhiều. Về đối ngoại, tiếp nối vua cha Khang Hi, Ung Chính sử dụng các biện pháp quân sự mạnh mẽ để giữ gìn vị thế của Đại Thanh đối với các nước lân bang. Triều đại của ông được xem là chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ.
Tuy nhiên, việc Ung Chính thống trị bằng bàn tay sắt khiến hình tượng trong dân gian của ông không được tốt, có những lời đồn gây ảnh hưởng tới uy tín của nhà vua và người kế vị ông như Hoàng đế Càn Long không phải là con ông mà là người Hán. Sự phản cảm của nhân dân đối với ông còn được thể hiện qua lời đồn rằng ông bị một thích khách đâm chết và bị cắt lấy thủ cấp.
Hoằng Lịch (Càn Long)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Hoằng Lịch
- Hãn hiệu: Đằng Cách Lý Đặc Cổ Cách Kỳ Hãn
- Niên hiệu: Càn Long
- Thụy hiệu: Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế
- Miếu hiệu: Cao Tông
- Sinh: 25 tháng 9 năm 1711
- Mất: 7 tháng 2 năm 1799 (87 tuổi), Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Đại Thanh
- Tại vị: 8 tháng 10 năm 1735 – 9 tháng 2 năm 1796 (60 năm, 124 ngày)
- An táng: Dụ lăng, Đông Thanh Mộ, Tuân Hóa.
Thanh Cao Tông, Mãn hiệu Abkai Wehiyehe Huwangdi, Hãn hiệu Mông Cổ Tengerig Tetgech Khan (腾格里特古格奇汗; Đằng Cách Lý Đặc Cổ Cách Kỳ hãn), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là Hoàng đế thứ năm của Nhà Thanh và là Hoàng đế Mãn Thanh thứ tư sau khi nhập quan. Trong thời gian trị vì của mình, ông chỉ dùng niên hiệu Càn Long (乾隆), nên còn gọi là Càn Long Đế (乾隆帝).
Là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long Hoàng đế kéo dài gần 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1736 đến 1 tháng 9 năm 1795; và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km² (so với 9.600.000 km² hiện nay).
Vĩnh Diễm (Gia Khánh)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm
- Hãn hiệu: Tát Y Thập Nhã Nhĩ Đồ Y Lỗ Cách Nhĩ Đồ Hãn
- Niên hiệu: Gia Khánh
- Thụy hiệu: Thụ Thiên Hưng Vận Phu Hóa Tuy Du Sùng Văn Kinh Vũ Quang Dụ Hiếu Cung Cần Kiệm Đoan Mẫn Anh Triết Duệ Hoàng đế
- Miếu hiệu: Nhân Tông
- Sinh: 13 tháng 11 năm1760, Viên Minh Viên, Bắc Kinh
- Mất: 2 tháng 9 năm 1820 (59 tuổi), Tị Thử Sơn Trang, Hà Bắc
- Tại vị: 9 tháng 2 năm 1796 – 2 tháng 9 năm 1820 (24 năm, 206 ngày)
- An táng: Xương lăng, Tây Thanh Mộ
Mân Ninh (Đạo Quang)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Mân Ninh
- Hãn hiệu: Thác Nhĩ Cách Lặc Đặc Hãn
- Niên hiệu: Đạo Quang
- Thụy hiệu: Hiệu Thiên Phù Vận Lập Trung Thể Chính Chí Văn Hiền Võ Trí Giác Nhân Từ Kiệm Cần Hiếu Mẫn Khoan Định Thành Hoàng đế
- Miếu hiệu: Tuyên Tông
- Sinh: 16 tháng 9 năm 1782, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
- Mất: 26 tháng 2 năm 1850 (67 tuổi), Viên Minh Viên, Bắc Kinh
- Tại vị: 3 tháng 10 năm 1820 – 25 tháng 2 năm 1850 (29 năm, 145 ngày)
- An táng: Tây Thanh Mộ
Thanh Tuyên Tông, Hãn hiệu Thác Nhĩ Cách Lặc Đặc hãn (托尔格勒特汗; Төр Гэрэлт хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh, cai trị Trung Quốc từ năm 1820 đến 1850, tổng 30 năm. Cả triều đại của ông chỉ dùng niên hiệu Đạo Quang (道光), còn gọi là Đạo Quang Đế (道光帝).
Là Hoàng đế triều Thanh duy nhất có thân phận Đích trưởng tử kế thừa Hoàng vị, thời kỳ cai trị của ông gắn liền với sự kiện rất quan trọng trong lịch sử nhà Thanh đó là cuộc Chiến tranh Nha phiến và ngăn chặn truyền bá đạo Công giáo vào Trung Hoa. Cuộc chiến tranh này đã mở đầu cho việc các nước phương Tây xâm nhập và xâu xé Trung Quốc.
Trong 30 năm tại vị, Đạo Quang Đế lao tâm cần chính, một lòng vì nước vì dân, xứng đáng là vị vua cần kiệm thương dân. Nhưng ông sinh bất phùng thời, làm vua đúng lúc triều chính hủ bại, quan lại bất tài, giặc ngoài lấn lướt, vận nước lung lay, ông không đủ tài năng để xoay vần thế cục vô phương cứu vãn. Thời kỳ của ông cùng cha là Gia Khánh Đế báo hiệu sự suy vong của Đại Thanh, gọi là (Gia Đạo trung suy).Dịch Trữ (Hàm Phong)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Dịch Trữ
- Hãn hiệu: Đồ Cách Bá Nhĩ Ngạch Nhĩ Bách Đặc Hãn
- Niên hiệu: Hàm Phong
- Thụy hiệu: Hiệp Thiên Dực Vận Chấp Trung Thùy Mộ Mậu Đức Chấn Vũ Thánh Hiếu Uyên Cung Đoan Nhân Khoan Mẫn Trang Kiệm Hiển Hoàng đế
- Miếu hiệu: Văn Tông
- Sinh: 17 tháng 7 năm 1831, Viên Minh Viên, Bắc Kinh
- Mất: 22 tháng 8 năm 1861 (30 tuổi), Tị Thử Sơn Trang, Thừa Đức, Hà Bắc
- Tại vị: 9 tháng 3 năm 1850 – 22 tháng 8 năm 1861 (11 năm, 166 ngày)
- An táng: Định lăng, Đông Thanh Mộ
Thanh Văn Tông, Hãn hiệu Đồ Cách Bá Nhĩ Ngạch Nhĩ Bách Đặc Hãn (:图格莫尔额尔伯特汗; Түгээмэл Элбэгт хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1850 đến năm 1861, khoảng 11 năm. Cả thời trị vì ông dùng niên hiệu là Hàm Phong (咸豐), nên thường được gọi là Hàm Phong Đế (咸豐帝).
Hàm Phong Đế được đánh giá tuy còn trẻ nhưng chính trị siêng năng, muốn vực dậy cơ đồ Đại Thanh sau thời Đạo Quang Đế nên tiến hành canh tân cải cách quan viên. Ông nhậm hiền đi tà, ý đồ trọng chấn kỷ cương, trọng dụng Tằng Quốc Phiên thuộc Hán quân, sử dụng biện pháp huấn luyện Hán quân đàn áp Thái Bình Thiên Quốc và Niệp quân. Bên cạnh có trọng dụng Túc Thuận, tiêu trừ và trách mắng Mục Chương A đại thần thời cha Đạo Quang. Nhưng lúc này Đại Thanh loạn trong giặc ngoài không ngừng, cuối cùng lấy ký kết một loạt Hiệp ước bất bình đẳng. Hàm Phong triều về sau cũng nhân ý đồ một lần nữa xoay chuyển đối nội, giao ngoại cục diện mà mở ra Dương vụ vận động (洋务运动), khuyến khích giao lưu với người Tây Dương.
Tải Thuần (Đồng Trị)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Tải Thuần
- Hãn hiệu: Bố Luân Trát Tát Khắc Hãn
- Niên hiệu: Kì Tường (tháng 8 - tháng 12 năm 1861) Đồng Trị (1862 - 1875)
- Thụy hiệu: Kế Thiên Khai Vận Thụ Trung Cư Chính Bảo Đại Định Công Thánh Trí Thành Hiếu Tín Mẫn Cung Khoan Nghị Hoàng đế
- Miếu hiệu: Mục Tông
- Sinh: 27 tháng 4 năm 1856
- Mất: 12 tháng 1 năm 1875 (18 tuổi) Bắc Kinh, Trung Quốc
- Tại vị: 11 tháng 11 năm 1861 – 12 tháng 1 năm 1875 (13 năm, 62 ngày)
- An táng: Định lăng, Đông Thanh Mộ
Thanh Mục Tông, Hãn hiệu: Bố Luân Trát Tát Khắc Hãn (布伦札萨克汗), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1861 đến năm 1875, khoảng 14 năm. Trong thời gian trị vì, ông có hai niên hiệu là Kỳ Tường (祺祥) (tháng 8 - tháng 12 năm 1861) và Đồng Trị (同治) (1862 - 1875).
Tái Điềm (Quang Tự)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Tải/Tái Điềm
- Hãn hiệu: Ba Đạt Cổ Đặc Thác Nhĩ Hãn
- Niên hiệu: Quang Tự
- Thụy hiệu: Đồng Thiên Sùng Vận Đại Trung Chí Chính Kinh Văn Vĩ Vũ Nhân Hiếu Mẫn Trí Đoan Kiệm Khoan Cần Cảnh Hoàng đế
- Miếu hiệu: Đức Tông
- Sinh: 14 tháng 8 năm 1871, Cung Vương Phủ, Bắc Kinh, Trung Quốc
- Mất: 14 tháng 11 năm 1908 (37 tuổi) Trung Nam Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc
- Tại vị: 25 tháng 2 năm 1875 – 14 tháng 11 năm 1908 (33 năm, 263 ngày)
- An táng: Sùng Lăng
Thanh Đức Tông, Hãn hiệu Ba Đạt Cổ Đặc Thác Nhĩ Hãn (巴達古爾特托爾汗), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝) là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1875 đến năm 1908 chỉ với một niên hiệu là Quang Tự nên thường được gọi là Quang Tự Đế (光緒帝).
Mặc dù thời kỳ cai trị của ông và người tiền nhiệm Đồng Trị Đế đánh dấu sự suy vong của Đại Thanh, nhưng những cải cách trong thời kỳ ấy khiến cho nền kinh tế Trung Quốc được phục hồi và được mở rộng sang thị trường quốc tế nên sử sách gọi là Đồng Quang trung hưng (同光中興). Mặc dù sự trung hưng này không phục hồi vị thế nhà Thanh, nhưng khiến cho triều đại tiếp tục cai trị Trung Quốc thêm 60 năm.
Phổ Nghi (Tuyên Thống)
- Tên đầy đủ: Ái Tân Giác La Phổ Nghi
- Hãn hiệu: Cáp Ngõa Đồ Du Tư Hãn
- Niên hiệu: Tuyên Thống (1908 - 1912), Đại Đồng (1 tháng 3 năm 1932 - 28 tháng 2 năm 1934) Khang Đức (1 tháng 3 năm 1934 - 17 tháng 8 năm 1945)
- Thụy hiệu: không có
- Miếu hiệu: không có
- Sinh: 7 tháng 2 năm1906 Bắc Kinh, Nhà Thanh
- Mất: 17 tháng 10 năm 1967 (61 tuổi) Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Tại vị: 2 tháng 12 năm 1908 – 12 tháng 2 năm 1912 (3 năm, 72 ngày)
- An táng: Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn. Năm 1996 dời về Đông Thanh Mộ.
Ái Tân Giác La Phổ Nghi hay Aisin Gioro Puyi, Hãn hiệu: Cáp Ngõa Đồ Du Tư Hãn (chữ Hán: 哈瓦图猷斯汗 - tiếng Mãn: Хэвт ёс хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị vua thứ 12 và là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung.
Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và quản thúc, sau đó có góp mặt trong phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh của Nhật. Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Quốc vụ viện Trung Quốc quản thúc, giam giữ vì tội danh bắt tay với quân xâm lược Nhật. Tháng 12 năm 1959, ông được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.
Ông có một niên hiệu chính thức khi là Hoàng đế Đại Thanh, gọi là Tuyên Thống, do đó hay được gọi là Tuyên Thống Hoàng đế (宣統皇帝). Và dù sau này ông có thêm hai niên hiệu khác trong thời kỳ Mãn Châu quốc là Đại Đồng cùng Khang Đức, thì ông vẫn được biết đến như Tuyên Thống Đế hơn cả. Do viết chiếu thư nhường vị, ông cũng được biết đến với vị hiệu là Tốn Hoàng đế (遜皇帝) hay Mạt đại Hoàng đế (末代皇帝).
No comments