-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Thái giám (Hoạn quan) thời nhà Thanh



 Thái giám (Hoạn quan) thời nhà Thanh


Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu, đương thời gọi là tử nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Được tuyển dụng để làm một số công việc cung đình: truyền lệnh của nhà vua đến các quan, canh gác hậu cung, quét dọn phòng ốc, liên lạc giữa nhà vua với các cung phi... Vào thời Tây Chu các nước Tề, Sở, Tần, đều có hoạn quan, và gọi bằng các tên như hình thần, ty cung. Thời Chiến Quốc nước Triệu có Hoạn giả lệnh coi về hoạn quan. Nước Tần có hoạn quan đảm nhận chức Xa phủ lệnh. Sau khi Tần thống nhất Trung nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh. Thời Tây Hán, các hoạn quan được gọi là thường thị có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh. Đến nhà Đường đổi là trung quan.

Đến đầu đời nhà Minh thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn đặt ra một thái giám giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng gia thuộc, và người được giữ chức thái giám tất yếu phải là hoạn quan. Từ đấy "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan. Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên trở thành lộng quyền. 

Đến đời nhà Thanh, xét thấy sự chuyên hoành và tệ hại của thái giám mới đặt ra chức "Tổng quản Thái giám" làm thủ lĩnh, lệ thuộc vào "Nội vụ phủ" và giới hạn tước vị đến "tứ phẩm" để nhằm làm giảm quyền lực của thái giám.
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc hoạn quan ở Trung Quốc có ba nguyên nhân chủ yếu sau đây:
  • Hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí.
  • Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình.
  • Tự nguyện xin thiến làm hoạn quan để mưu cầu phú quý.



Yêm cát thư (Giấy chứng nhận đã bị hoạn).

 
 Yêm đao dùng để cắt bỏ bộ phận sinh dục.

Loại trừ những người đã khiếm khuyết khi sinh ra, một hoạn quan phải qua một "thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là "yêm cát", "cung hình", "tàm thất", "hủ hình" hay "âm hình". Việc yêm cát như thế nào, sử sách ghi chép bất nhất. Theo Nam tinh thái giám khốc hình thì ghi lại có 4 phương pháp để thiến con trai:
  • Cắt toàn bộ âm kinh và dịch hoàn
  • Chỉ cắt bỏ dịch hoàn
  • Đè cho vỡ nát dịch hoàn
  • Cắt bỏ ống dẫn tinh

  Thái giám đời nhà Thanh, Trung Quốc.



 Một thái giám thời nhà Thanh với bộ phận sinh dục bị cắt bỏ.



 
 Một người vừa được thực hiện "yêm cát" thời nhà Thanh.



 Một chú bé thái giám nhỏ tuổi thời nhà Thanh. 



 Đồng giám đời nhà Thanh, Trung Quốc

Những tiểu thái giám xinh đẹp chừng mười mấy tuổi được tĩnh thân để tiến cung gọi là "đồng giám" hay "hài giám" thường được hoàng hậu, quý phi, quý nhân yêu thích. Những đứa trẻ này vì đã tĩnh thân từ khi còn rất nhỏ nên được coi là rất trong sạch chưa vương vấn một ý niệm tính dục nào và thường được cung nhân, phi tần nuôi như như người ta nuôi một con vật yêu thích. Chúng cũng được tự do hơn nghĩa là được vào phục vụ các cung nhân trong khuê phòng hay trong buồng tắm ở những khung cảnh kín đáo nhất. Tuy nhiên khi đã lớn, họ vẫn bị thay thế bằng những thái giám nhỏ tuổi hơn và được điều động ra làm công việc ở bên ngoài khu vực phụ nữ sinh sống.  


 Hình chụp các hoạn quan nhà Thanh trong Tử Cấm Thành.



 Một thái giám đang lau chui đồ đạc trong Tử Cấm Thành.



 Hình chụp một thái giám trong cung điện ở Bắc Kinh thời nhà Thanh.



 Các thái giám thời nhà Thanh.



 Một hoạn quan (trái) và một vị quan chức nhà Thanh bị lính Ấn Độ bắt giữ, sau khi ủng hộ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn năm 1901.



 Từ Hi Thái Hậu và các thái giám theo hầu.



 Thái hậu Từ Hi và các hoạn quan cung điện năm 1903. Lý Liên Anh (bìa phải, hàng đầu) Tổng quản thái giám trong thời kỳ Từ Hi còn đương nhiệm



  Lý Liên Anh là một thái giám trong triều đình nhà Thanh thế kỷ 19, là người thân cận và tâm phúc của Từ Hi Thái hậu. Ông là Tổng quản thái giám trong thời kỳ Từ Hi còn đương nhiệm, được biết đến là nhân vật có thực quyền, thậm chí lấn át cả hoàng đế và làm loạn cả hậu cung nhà Thanh.



 Các hoạn quan nhà Thanh xô xát với cảnh sát sau khi họ bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh theo lệnh của Hoàng đế năm 1923.



Các hoạn quan, những người đang phục vụ hoàng gia đang chờ ở phía trước Cung điện ở Bắc Kinh, nơi mà họ phải rời khỏi theo lệnh chỉ huy của Nội các đảng Cộng hòa Trung Hoa, Bắc Kinh năm 1924.





 Các hoạn quan nhà Thanh đang dùng bữa năm 1950.



Tôn Diệu Đình vị hoạn quan cuối cùng của nhà Thanh, ông mất năm 1996, đặt dấu chấm hết cho hiện tượng hoạn quan của Trung Quốc.
 


No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.