-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của Việt Nam Cộng Hòa



 Chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn Việt Nam Cộng Hòa



Sau hiệp định Geneva, Việt Nam được chia làm hai chia làm hai thực thể. Phía Nam (VNCH) do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Phía Bắc (VNDCCH) do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam cùng một số đồng minh khác của Hoa Kỳ như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp (phe Tư Bản).

Một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam phối hợp cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc (phe Cộng Sản).

Hình thành hai luồng tư tưởng khác nhau, đối với Việt Nam Cộng Hòa cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến chống chủ nghĩa Cộng Sản (thuyết Domino), tổ chức các cuộc hành quân cùng với Đồng minh, truy quét các vùng đất đã bị Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng - Cộng Sản miền Nam) kiểm soát, và ngăn chặn nguồn tiếp viện từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt - Cộng Sản miền Bắc).


 Không ảnh Đô thành Sài Gòn, thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa năm 1970.




Dinh Norodom (dinh Toàn quyền Đông Dương) nơi làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Sau đảo chính năm 1963, dinh Độc Lập được xây lại với kiến trúc như hiện nay.



Sau Cuộc tổng tuyển cử năm 1955 tại miền Nam Việt Nam, chính thức phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành lãnh đạo tối cao, thiết lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa (Đệ nhất Cộng Hòa). 



 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ nhị Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam (sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính năm 1963, kết thúc nền Đệ nhất Cộng Hòa)



 Tờ tiền 100 đồng do Việt Nam Cộng Hòa phát hành, in hình Tả quân Lê Văn Duyệt năm 1966.



 Tờ tiền 200 đồng, in hình Nguyễn Huệ do VNCH phát hành năm 1966.



 Áp phích tuyên truyền dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.



Quan chức lãnh đạo của một số quốc gia thành viên SEATO trước thềm Tòa nhà Quốc hội tại Manila, hội nghị do Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos chủ trì vào ngày 24 tháng 10 năm 1966.

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á(tiếng Anh: Southeast Asia Treaty Organization, viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) là một tổ chức quốc tế đã giải tán, được thành lập với mục đích ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á. 



Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu trong buổi lễ đón tiếp Tống thống Hoa  viếng thăm Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30 tháng 7 năm 1969.



 Diễn binh Ngày Quân Lực 19 tháng 6 trên đại lộ Trần Hưng Đạo năm 1973



Huấn luyện quân sự cho binh sĩ thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1962.



Huấn luyện quân sự cho đoàn viên Thanh nữ Cộng Hòa năm 1962.



 Cảnh sát Quốc gia Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.



 Phụ nữ đang đi dạo trên đường Lê Lợi ở Sài Gòn năm 1962.



 Một gia đình quân nhân trong Thảo Cầm Viên năm 1972.



 Đường Tổng Đốc Phương, nay là Châu Văn Liêm năm 1954.
 
 
 
 
 Bên trong chợ Bến Thành năm 1973.
 



 Những cậu bé trong khu dân cư Mã Lạng, Sài Gòn.



 Trẻ em ở Sài Gòn năm 1966.



 Triễn lãm vũ khí tịch thu được của Việt Cộng ở Sài Gòn năm 1968.



Sinh viên học sinh biểu tình chống chính quyền bị cảnh sát bắt, tháng 9 năm 1963.



 Phật tử biểu tình bất bạo động trước chợ Bến Thành trong Biến cố Phật giáo năm 1963.


 Những sinh viên giơ biểu ngữ chống Cộng Sản trong buổi kỉ niệm 10 năm Hiệp định Geneva năm 1954, Sài Gòn tháng 7 năm 1964.



 Người dân xuống đường biểu tính chống tướng Nguyễn Khánh, ngày 1 tháng 9 năm 1964.



 Bầu cử Tổng Thống và Thượng Nghị Viện ngày 3 tháng 9 năm 1967.



Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn.




 Trung tâm thị xã Bến Tre năm 1964.


Ngã tư đường Nhà Thờ và Độc Lập,  Nha Trang năm 1968.



 Một góc chợ ở Vũng Tàu năm 1970.



Hình chụp tại góc đường Y Jut-Quang Trung, trước nhà buôn Quảng Hưng năm 1970.



 Binh sĩ Manuvel Y. Martines đang tiêm phòng cho một người nông dân Việt Nam, Quảng Ngãi tháng 5 năm 1967.

Binh sĩ S. Hernandes kiểm tra cổ họng của một đứa trẻ Việt Nam trong một hoạt động hỗ trợ y tế trong Trại tái định cư tị nạn Xuân Vinh. tháng 9 năm 1967.


Cầu Hiền Lương ở Quảng Trị nơi chia cắt hai miền Nam Bắc.



Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong một cuộc hành quân truy quét Việt Cộng tháng 7 năm 1965.



 Quang cảnh Sài Gòn đổ nát sau cuộc tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân, ảnh chụp ngày 11 tháng năm 1968.
 


 Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị hạ sát trong xe Thiết giáp M113 trong Cuộc đảo chính VNCH năm 1963 (Cách mạng ngày 1 tháng 11).
 
 


 Khu dân cư Mã Lạng hoang tàn sau đợt pháo kích của Việt Cộng tháng 4 năm 1975.



Người tị nạn chiến cuộc Mậu Thân được bố trí tạm trú trong các giảng đường, trường học năm 1968.



Chung cư dành cho nạn nhân của sự Tết Mậu Thân 1968




 Người dân đang nấp trong một cuộc tấn công vào cứ điểm của Việt Cộng ở Bàu Trai, Hậu Nghĩa, tháng 1 năm 1966.

Trại tạm cư cho dân làng Bến Súc phải rời bỏ nhà cửa để quân đội Mỹ phá hủy khu vực do Việt Cộng kiểm soát, một phần của cuộc hành quân Cedar Falls vào tháng 01 năm 1967.



Nguyễn Văn Trỗi là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và đại sứ Henry Cabot Lodge, Jr. đến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5 năm 1964. Anh bị bắt giam và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình vào ngày 15 tháng 11 năm 1964.



 Các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom nhà hàng Mỹ Cảnh do Biệt Động Sài Gòn (Việt Cộng) thực hiện, ngày 28 tháng 6 năm 1965.


 Ảnh chụp từ 4 tù nhân Việt Nam " 4 người Việt Nam, được lính Đồng minh cứu sống từ trại tù của Việt Cộng vào ngày 24 tháng 9 năm 1966 ở Tuy Hòa, Phú Yên. Người được giải cứu cho biết có khoảng 70 người đã chết do suy dinh dưỡng và đói, cùng 20 bị đánh đập tới chết bởi người bắt giữ. Những người giải cứu được những người trốn thoát dẫn đường tới. Từ trái sang: Nguyen Huong (23 tuổi) nông dân bị giam 5 tháng, Nguyen Hang (18 tuổi) nông dân, bị giam 5 tháng, sau khi anh ta rời ấp đi cắt cỏ cho ngựa. Cộng sản đã buộc tội anh ta cung cấp thông tin hoạt động của Việt Cộng cho Chính quyền VNCH, anh ta nói những người canh gác thường xuyên đánh và đá anh ta. Người thứ ba là Pham Thanh, người bị kết án 4 năm vì đã "phục vụ Chính quyền VNCH" và là thành viên của Địa phương quân. Người cuối cùng là Nguyen Do, 58 tuổi, bị giam cầm 13 tháng, Anh ta là một sĩ quan tình báo của VNCH, anh ta bị cong tay ra sau lưng 12 tháng, còng tay chỉ được tháo ra khi ăn. Bác sĩ ước tính những người này đã mất đi 30-40% trọng lượng cơ thể của họ" The Baltimore Sun, ngày 23 tháng 11 năm 1966.



 
 Binh sĩ thuộc Sư đoàn 2 Thủy quân Lục chiến Đại Hàn đang dẫn tù binh được cho là Việt Cộng trong thời gian tham gia Chiến tranh Việt Nam.



 Lính Dù VNCH đang tác chiến ở Đà Nẵng năm 1966.



Trực thăng Mỹ bắn yểm trợ cho bộ binh Nam VN tấn công một trại của VC ở 18 dặm phía bắc Tây Ninh gần biên giới Cam Bốt năm 1965.



Pháo binh Nam Việt Nam tạm nghỉ để ăn trưa và dùng thẻ bài để ăn khẩu phần C tại căn cứ Đống Đa, Hạ Lào, ngày 25 tháng 2 năm 1971.




Ta Thai Mạnh mười ba tuổi cầm khẩu súng AK-47 mà anh ta lấy từ một người lính Việt Cộng, đã bắt anh ta làm tù binh và cố gắng chiêu mộ anh ta. Sau khi thuyết phục được VC rằng anh ta đã tham gia chính nghĩa, Ta đã trốn thoát bằng cách chiếm giữ khẩu súng trường, bắn người lính và ném lựu đạn vào hai kẻ truy đuổi khác. Ông được trao tặng Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi sao đồng, tháng 4 năm 1968.



Một số xe tải, thuộc lực lượng cộng sản, bị lật trên đường, một phần của đường mòn Hồ Chí Minh, sau khi Không quân Hoa Kỳ ném bom con đường vào năm 1971. Bên cạnh con đường là nhiều hố bom, Lào, 18 tháng 2 năm 1971.



 Việt Cộng đánh bom khách sạn Brinks, làm 2 người thiệt mạng, ngày 24 tháng 12 năm 1964.



 Binh sĩ VNCH đang chăm sóc người bị thương, cùng với đó là các thi thể của Việt Cộng thiệt mạng năm 1968.
 


 Quang cảnh đường Đồng Khánh (nay là Trần Hưng Đạo B) đổ nát trong sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968.



 Một cậu bé được một người bạn dắt đi sau khi bị thương bởi rocket ở phía Tây Sài Gòn trong đợt tấn công của Việt Cộng ngày 31 tháng 1 năm 1968.



 Người dân Huế tổ chức an táng cho những nạn nhân bị Việt Cộng thảm sát, được tìm thấy trong những ngôi mộ tập thể sau khi được VNCH giải phóng năm 1968.



 Trẻ em bị thương trong một cuộc không kích vào Việt Cộng ở Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8 tháng 6 năm 1972.



Xác xe tăng T-54 của Việt Cộng còn lại sau trận An Lộc năm 1972.




 Xe cộ bị Việt Cộng pháo kích trên quốc lộ 1, hay còn gọi Đại lộ Kinh hoàng, Quảng Trị năm 1972.



Một người lính BĐQ Nam VN bị thương, mặt hằn vẻ đau đớn, đợi được di tản sau một trận tấn công vào Lệ Mỹ, một cứ điểm của VC cách khu vực căn cứ không quân Đà Nẵng 6 dặm ngày 19 tháng 4 năm 1965.



Xác 10 binh sĩ Nam VN, tử thương trong một cuộc tấn công các du kích quân VC bằng trực thăng, nằm trên một phi đạo bằng tấm ghi sắt tại Phi trường Cần Thơ hôm thứ bảy. Các binh sĩ này thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 33. Họ đã tham dự một cuộc tấn công VC bằng trực thăng vận vào hôm thứ sáu, Cần Thơ ngày 29 tháng 8 năm 1965.



 Một người mẹ khóc tang con chết trận tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa năm 1972.



 Một lính Việt Cộng thiệt mạng trong một cuộc giao chiến với VNCH.



 Ảnh chụp hố chôn tập thể Việt Cộng ở sân bay Tân Sơn Nhứt trong sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968.


 Binh sĩ VNCH đang thẩm vấn một tù binh Việt Cộng năm 1962.
 


 Bốn Việt Cộng bị bắt trong một địa đạo, đang chờ chuyển đến trại tù binh, Thanh Điền, tháng 1 năm 1967.



 Hai lính Việt Cộng được một vị chỉ huy đưa đi, Hà Tiên năm 1970.
 


 Một lớp chiêu hồi Việt Cộng năm 1965.
 


 Tù binh chiến tranh đang làm dép râu ở Biên Hòa.
 


 Các tù nhân ăn một bữa ăn trong phòng giam của họ tại nhà tù Côn Sơn, sau này trở thành cảnh tượng của những bức ảnh Chuồng Cọp khét tiếng, tháng 7 năm 1970.



 Trao trả tù binh Việt Cộng gần sông Bến Hải, Quảng Trị năm 1966.



 Hiệp định Paris được ký kết, Hoa Kỳ và đồng minh phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam năm 1973.
 


Binh sĩ Hoa Kỳ rời khỏi miền Nam Việt Nam năm 1973. Cùng với đó là sự cắt giảm viện trợ cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.



Đầu năm 1975, Việt Cộng và Quân đội Bắc Việt (VNDCCH) mở các chiến dịch quân sự lớn ở Cao nguyên Trung phần, VNCH phải tiến hành triệt thoái khỏi Tây Nguyên, dẫn đến sự sụp đổ của VNCH



 Những người Việt Nam trèo lên tàu rời khỏi Sài Gòn tháng 4 năm 1975.



 Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân Giai Phóng (Việt Cộng) tiến vào dinh Độc Lập, Việt Nam Cộng hòa chính thức cáo chung.



Một nhân viên CIA (có lẽ là O.B. Harnage) giúp người Việt di tản lên một chiếc trực thăng Air America từ đầu đường 22 Gia Long, cách Đại sứ quán Hoa Kỳ 800 mét.


 Những người ở miền Nam Việt Nam mạo hiểm tính mạng để vượt biên sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Từ 1975 tới năm 1995 có hơn 800.000 người vượt biên hay còn gọi là Thuyền nhân Việt Nam.



 Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện học tập cải tạo.
 
 


Những đứa con lai ở Việt Nam sau năm 1975.
 


  Trung tá nhảy Dù Bùi Quyền (bìa phải) ở Hoa Kỳ cùng hai con trai ông đến buổi lễ tốt nghiệp phi công. Ông được được thả sau 16 năm cải tạo tại Việt Nam, năm 1991.


Chương trình Ra đi Có trật tự (tiếng Anh: Orderly Departure Program, viết tắt là ODP), là 1 chương trình của Hoa Kỳ cho phép người Việt Nam tị nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau khi cuộc Chiến tranh Việt Nam kết thúc. 

Chương trình này được tiến hành từ năm 1979 dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Sau khi quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được bình thường hóa, Hoa Kỳ trực tiếp đối thoại với chính phủ Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư từ Việt Nam theo chương trình đó. Chương trình ODP từ đó có tên là Chương trình Tái Định cư Nhân đạo (tiếng Anh: Humanitarian Resetlement Program, viết tắt là HR).
 
Các văn phòng của Chương trình được thành lập đầu tiên tại Băng Cốc, Thái Lan vào tháng 1/1980. Chương trình thực hiện trong ba diện nhắm vào ba nhóm đối tượng:

  • diện HO (Humanitarian Operation) là các cựu tù nhân trại cải tạo, có tên chính thức là Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo).
  • diện U11 là các cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ.
  • diện V11 là các cựu nhân viên của công ty tư nhân hoặc tổ chức của Hoa Kỳ.



No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.