Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
Cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963 hay còn gọi gọi là Cách mạng 1-11-63 là cuộc đảo chính diễn ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, nhằm lật đổ Chính quyền gia đình trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm, được thực hiện bởi các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc đảo chính đã giết chết Tổng thống là Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu. Chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa sang Hội đồng quân sự do tướng Dương Văn Minh đứng đầu.
Nguyên nhân cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963, bắt nguồn từ chính sách cai trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm, khi ông tập trung quyền hành vào những người thân trong gia đình mình. Cùng với đó là những cuộc đàn áp Phật giáo (nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đảo chính năm 1963), khiến cho nhiều cuộc biểu tình nổ ra, dẫn đến các vụ tự thiêu của các phật tử, đỉnh điểm của vụ việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm.
Trước những biến động đó, các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa, đứng đầu là tướng Dương Văn Minh, đã tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, quân đảo chính tấn công địa điểm quan trọng như: Dinh Gia Long, Thành Cộng Hòa, Bộ Quốc Phòng, Tổng nha Cảnh sát, Bộ Nội vụ, Nha Truyền tin, Bưu điện Sài Gòn, Bộ Tổng tham mưu, Căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt, Bộ Tư lệnh Thủ
đô...Ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu phải lánh nạn ở khu vực Chợ Lớn, sau các thỏa thuận giữa phe đảo chính và Ngô Đình Diệm, ông chấp nhận yêu cầu bắt buộc rời khỏi Việt Nam.
Rạng sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, sau khi cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được các sĩ quan phe đảo chính đón bằng xe thiết giáp M113, trên đường về bộ Tổng tham mưu, Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị hạ sát. Sau cuộc đảo chính Hội đồng quân nhân cách mạng (Dương Văn Minh là Chủ tịch) bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng, tiếp sau đó là hàng loạt những bất ổn về chính trị khi các cuộc đảo chính khác diễn ra, như chỉnh lý tháng 1 năm 1964, binh biến tháng 9 năm 1964, đảo chính tháng 12 năm 1964, đảo chính tháng 2 năm 1965, đảo chính tháng 6 năm 1965, cho đến khi nền Đệ Nhị Cộng Hòa được thành lập và Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1967.
Xem thêm:
- Biến cố Phật giáo năm 1963
- Quân đảo chính tấn công Dinh Gia Long năm 1963
- Quân đảo chính tấn công Thành Cộng Hòa năm 1963
- Tượng đài Hai Bà Trưng trong cuộc đảo chính năm 1963
- Hậu đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
- Vụ tử hình ông Ngô Đình Cẩn năm 1964
- Phim tài liệu: Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, ông Ngô
Đình Diệm được bầu làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa khai sinh ra nền Đệ
Nhất Cộng Hòa.
Gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm, trái sang: Cố vấn Ngô Đình Nhu, Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng
Giám mục Ngô Đình Thục, Đệ nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân (thứ năm từ trái
sang), ông Ngô Đình Cẩn, Đại sứ Anh quốc Ngô Đình Luyện.
Các cuộc biểu tình của người dân phản đối chính quyền độc tài gia đình trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963.
Biến cố Phật giáo năm 1963
Giữa
năm 1963, xảy ra các cuộc đàn áp Phật giáo hay còn gọi là Biến cố Phật
giáo, khi Tổng thống Ngô Đình Diệm yêu cầu các địa phương siết chặt quy
định không được treo cờ Tôn giáo ngoài khuôn viên cơ sở Tôn giáo.
Các cuộc biểu tình tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi trên khắp miền Nam Việt Nam
Chiếc xe chở Hòa thượng Thích Quảng Đức dẫn đầu đoàn biểu tình từ chùa Xá Lợi hướng vào trung tâm Sài Gòn.
Liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình yêu cầu bãi bỏ các chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Ngày
11 tháng 6 năm 1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức, đã tự thiêu tại ngã tư
Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám) và Phan Đình Phùng (nay là
Nguyễn Đình Chiểu) ở Sài Gòn, để phản đối chính quyền kỳ thị Phật giáo.
Ngày
11 tháng 6 năm 1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức, đã tự thiêu tại ngã tư
Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám) và Phan Đình Phùng (nay là
Nguyễn Đình Chiểu) ở Sài Gòn, để phản đối chính quyền kỳ thị Phật giáo.
Ngày 10 tháng 9 năm 1963, Thiền sư Thiện Mỹ châm lửa tự thiêu trước Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.
Ngày 5 tháng 10 năm 1963, Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu trước chợ Bến Thành.
Các nhân vật chủ chốt trong đảo chính năm 1963.
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Cố vấn Ngô Đình Nhu, em ruột Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Đại
tá Hải quân Hồ Tấn Quyền, Đại tá Hồ Tấn Quyền là một trong số rất ít sĩ
quan chỉ huy trung thành với Ngô Đình Diệm. Sáng ngày 1 tháng 11 năm
1963, Thiếu tá Trương Ngọc Lực
và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang được lệnh của các tướng lĩnh phe đảo
chính loại bỏ Hồ Tấn Quyền
khỏi vai trò Tư lệnh Quân chủng Hải quân, đã lừa Hồ Tấn Quyền ra Thủ
Đức
và hạ sát ông tại rừng cao su. Vì nếu ông còn là Tư lệnh, ông sẽ chỉ
huy Hải quân ứng cứu Ngô Đình Diệm, như vậy có thể khiến cuộc đảo chính
sẽ đi đến chỗ thất bại.
Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt và và em trai là Thiếu tá Lê Quang Triệu, Tham mưu trưởng Lực lượng Đặc
biệt đã bị sát hại bởi Đại úy Nguyễn Văn Nhung, khi ông cùng một quân cảnh khác dùng lưỡi lê
đâm tới tấp anh em Tung - Triệu cho đến chết ở Nghĩa trang Bắc Việt Tương tế ở sau doanh trại của Bộ Tổng tham
mưu. Nhung ra lệnh vùi xác cả hai vào một đống cỏ rác gần đó.
Điệp
viên CIA Lucien Emile Conein, người là đầu mối liên lạc giữa Đại sứ
quán Hoa Kỳ với các tướng lĩnh đảo chính. Ông cũng chính là một trong
những điệp viên đã hỗ trợ Tổng thống Ngô Đình Diệm giai đoạn 1954-1956.
Các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa tham gia đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, trái sang: Trung tướng Dương Văn Minh, Thiếu tướng Lê Văn Kim, Đại tá Nguyễn Hữu Có, Trung tướng Trần Văn Đôn.
Các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa tham gia đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, trái sang: Trung tướng Dương Văn Minh, Thiếu tướng Lê Văn Kim, Đại tá Nguyễn Hữu Có, Trung tướng Trần Văn Đôn.
Trung tướng Trần Văn Đôn.
Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm.
Thiếu tướng Tôn Thất Đính.
Thiếu tướng Đỗ Cao Trí.
Thiếu tướng Nguyễn Khánh.
Đại tá Nguyễn Văn Thiệu.
Đại tá Nguyễn Hữu Có.
Trung tá Nguyễn Cao Kỳ.
Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
Những địa điểm bị tấn công trong cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa, ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, quân đảo chính tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ vào các địa điểm chủ chốt ở Sài Gòn.
Chiếc xe bốc cháy trong cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Xe tăng quân đảo chính trên đường Mạc Đĩnh Chi, ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Xe tăng quân đảo chính trên đường Mạc Đĩnh Chi, ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Người dân tìm nơi trú ẩn khi giao chiến xảy ra giữa phe đảo chính và lực lượng trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Người dân tập trung rất đông quanh khu vực Dinh Gia Long, khi quân đảo chính tấn công nơi này.
Binh lính phe đảo chính nghỉ ngơi.
Binh lính phe đảo chính nghỉ ngơi
Binh lính phe đảo chính nghỉ ngơi.
Một người lính bị thương trong cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Tàu
chiến của Hải quân ở bến Bạch Đằng bị vô hiệu hóa khi Tư lệnh Hải quân
Hồ Tấn Quyền bị sát hại trong cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
Toà nhà Bộ Quốc Phòng một trong những mục tiêu bị tấn công trong cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Toà nhà Bộ Quốc Phòng bốc cháy trong cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Xe tăng ở Tư lệnh Biệt khu Thủ đô trong ngày đảo chính năm 1963.
Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Quân lệnh số 1, phe đảo chính ban hành lệnh giới nghiêm Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Bài báo đưa tin về cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Bài báo đưa tin về cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Quân phe đảo chính tấn công Dinh Gia Long năm 1963
Ngày
1 tháng 11 năm 1963, quân lính phe đảo chính tấn công Dinh Gia Long,
nơi Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đang cư ngụ.
Binh lính phe đảo chính tấn công và chiếm được Dinh Gia Long.
Binh lính phe đảo chính tấn công và chiếm được Dinh Gia Long.
Bức tường Dinh Gia Long hư hại trong cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Binh
lính phe đảo chính tấn công và chiếm được Dinh Gia Long. Tổng thống Ngô
Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu phải chạy vào khu vực Chợ Lớn.
Xe tăng phe đảo chính trên đường Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng) phía trước Dinh Gia Long.
Quân phe đảo chính tấn công Thành Cộng Hòa năm 1963
Cùng lúc đó quân đảo chính tấn công Thành Cộng Hòa (căn cứ của Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ).
Thành
Cộng Hòa bị tấn công, mãi đến đến rạng sáng ngày 2 tháng 11 thì lực
lượng này mới buông súng theo lệnh của tổng thống Ngô Đình Diệm, để Đại
tá Nguyễn Văn Thiệu đem một trung đội vào tiếp thu.
Binh sĩ quân đảo chính canh chừng tù binh Lữ Đoàn Phòng Vệ phủ Tổng Thống.
Mặt trước Thành Cộng Hòa, phần bên phái sau này là đường Đinh Tiên Hoàng.
Tượng bán thân Tổng thống Ngô Đình Diệm trong Thành Cộng Hòa.
Tướng Trần Văn Đôn ở Thành Cộng Hòa sau khi phe đảo chính chiếm được.
Trên đường về bộ Tổng tham mưu, Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị hạ sát trong xe Thiết giáp M113.
Sau
khi quân đảo chính chiếm được Dinh Gia Long, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình
Nhu lánh ở nhà của Mã Tuyên, Tổng bang trưởng của người Hoa và cũng là
Thủ lĩnh Thanh niên Cộng hòa ở Chợ Lớn. Sáng sớm ngày 2 tháng 11, hai
ông sang dự lễ và cầu nguyện tại nhà thờ Cha Tam.
Tại đây Tổng thống Diệm ra lệnh Đại úy tùy viên Đỗ Thọ lấy điện thoại
Nhà xứ gọi về Tổng tham mưu thông báo là hiện Tổng thống đang ở Nhà thờ
Cha Tam Chợ Lớn.
Vào khoảng 7h00 sáng ngày 2 tháng 11, một phái đoàn gồm có 3 chiếc xe
Jeep, hai chiếc Thiết giáp M113, 2 chiếc GMC chở đầy lính vũ trang và
các nhân vật: tướng Mai Hữu Xuân, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Đại tá Nguyễn
Văn Quan, Đại úy Nguyễn Văn Nhung và Đại úy Dương Hiếu Nghĩa, Đại úy
Phan Hòa Hiệp
được đưa tới nhà thờ cha Tam để đón hai ông. Đại tá Dương Ngọc Lắm Lắm tuyên bố thừa
lệnh Trung tướng Chủ tịch Hội đồng Quân Nhân Cách mạng ép hai ông Ngô
Đình Diệm và Ngô Đình Nhu lên xe Thiết giáp M.113.
Hậu đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
Lễ an tang hai anh em Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, quan tài ông Ngô Đình Diệm bên trái.
Mộ hai anh em Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu ở nghĩa trang Lái Thiêu.
Tướng Dương Văn Minh cùng các phóng viên sau cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Hội
đồng Quân nhân Cách Mạng, Trung tướng Dương Văn Minh giữ chức Chủ tịch,
cùng với các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Đỗ Mậu.
Danh sách các nhân vật nắm giữ các chức vụ trong Hội đồng Quân nhân Cách Mạng và Chính phủ Lâm thời.
Họp báo sau cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Họp báo sau cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Ông Nguyễn Ngọc Thơ (phải) được Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Dương Văn Minh là Chủ tịch) bổ nhiệm làm Thủ tướng.
Họp
báo sau cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963. Ông Nguyễn Ngọc Thơ
(phải) được Hội đồng quân nhân cách mạng (Dương Văn Minh là Chủ tịch) bổ
nhiệm làm Thủ tướng.
Người dân Sài Gòn đổ ra đường ăn mừng sau khi cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 thành công.
Người dân Sài Gòn ăn mừng cuộc đảo chính năm 1963 thành công.
Người dân Sài Gòn ăn mừng cuộc đảo chính năm 1963 thành công.
Ngày 5 tháng 11 năm 1963, Bà Trần Lệ Xuân họp báo tại Hotel Beverly
Hills (Los Angeles) sau cái chết của chồng bà và Ngô Đình Diệm.
Ngày 5 tháng 11 năm 1963, Bà Trần Lệ Xuân họp báo tại Hotel Beverly
Hills (Los Angeles) sau cuộc đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963.
Sáng ngày 5 tháng 11 năm 1963, tướng Đỗ Cao Trí cùng với một sĩ quan Mỹ
và sĩ quan Việt Nam Cộng hòa đưa Ngô Đình Cẩn và mẹ ông này lên máy bay
đi Sài Gòn theo lệnh của Hội đồng Quân nhân Cách mạng.
Ngày 22 tháng 4 năm 1963, Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình và đem ra xử bắn lúc 18 giờ 20 phút ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Tượng
đài Hai Bà Trưng ở Công trường Mê Linh được cho dựa tên bà Trần Lệ Xuân
và Ngô Đình Lệ Thủy, bị người dân giật đổ sau cuộc đảo chính Việt Nam
Cộng Hòa năm 1963.
Tượng đài Hai Bà Trưng ở Công trường Mê Linh được cho dựa tên bà Trần Lệ
Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy, bị người dân giật đổ sau cuộc đảo chính Việt
Nam Cộng Hòa năm 1963.
Tượng Hai Bà Trưng ở Công trường Mê Linh được cho dựa tên bà Trần Lệ
Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy, bị người dân giật đổ sau cuộc đảo chính Việt
Nam Cộng Hòa năm 1963.
Đám tang Đại úy Bùi Ngươn Ngãi, chỉ huy một đơn vị thiết giáp thuộc phe đảo chánh.
Đại lộ Cách mạng 1 tháng 11 (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi.
Tuy
nhiên, chỉ 2 tháng sau, cuộc đảo chính, tướng Nguyễn Khánh cầm đầu Cuộc
Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964
lật đổ Hội đồng Quân nhân Cách mạng, nhiều tướng lĩnh tham giao đảo
chính năm 1963, bị bắt giam và đưa lên Đà Lạt. Tiếp theo đó là những
chính biến chính trị bất ổn cho đến năm 1967 khi Đệ Nhị Cộng Hòa được
thành lập.
Xem thêm:
- Biến cố Phật giáo năm 1963
- Quân đảo chính tấn công Dinh Gia Long năm 1963
- Quân đảo chính tấn công Thành Cộng Hòa năm 1963
- Tượng đài Hai Bà Trưng trong cuộc đảo chính năm 1963
- Hậu đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
- Vụ tử hình ông Ngô Đình Cẩn năm 1964
- Phim tài liệu: Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1963
No comments