-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Biến cố Phật giáo năm 1963


Biến cố Phật giáo năm 1963

 

Biến cố Phật giáo 1963, sự kiện đàn áp Phật giáo 1963, Pháp nạn Phật giáo Việt Nam 1963 hay gọi đơn giản là Phong trào Phật giáo 1963 là một chuỗi sự kiện đỉnh điểm cao trào đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của Phật giáo tại miền Nam Việt Nam từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 2 tháng 11 năm 1963. Biến cố này dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng từ đó dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 2 tháng 11 năm 1963. Đây là một biến cố gây tiếng vang lớn tại Việt Nam và trên quốc tế và có ảnh hưởng to lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng như trong lịch sử tôn giáo và lịch sử chính trị Việt Nam. 

Chuỗi sự kiện này bắt đầu từ việc Phủ Tổng thống gửi Công điện số 5159 cho các tỉnh yêu cầu các địa phương bắt buộc các tôn giáo thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về việc treo cờ tôn giáo vào, ngày 6 tháng 5 năm 1963 (trước lễ Phật Đản 2 ngày). Dẫn đến hàng loạt sự kiện sau đó như Biến cố ở đài phát thanh Huế, các vụ biểu tình, tuyệt thực, đàn áp bắt bớ sinh viên. Đỉnh điểm là sự kiện Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn ngày 11 tháng 6 năm 1963. Phong trào chống lại Chính phủ Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng lan vào Sài Gòn và rộng ra khắp miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, thu hút hàng triệu người không phân biệt xu hướng, chính kiến, từ các nhà tư sản dân tộc đến các trí thức, sinh viên, nhân dân lao động đến cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cấp tiến. 

Các sự kiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Chính phủ Ngô Đình Diệm, dẫn tới Cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963, khi hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát bởi các tướng lĩnh VNCH, chính thức kết thúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Xem thêm:

Gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm ( thứ 2 từ trái sang), Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục


Buổi tối ngày 8/5/1963 đám đông Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn mừng ngày Phật đản của Thượng tọa Thích Trí Quang đã được thu âm như thường khi. Nhưng đài phát thanh từ chối phát bài diễn văn với lý do lỗi kỹ thuật nên không thể phát được đài chỉ cho phát các bài nhạc. Lúc 21 giờ số người tụ tập tại đài phát thanh Huế lên đến khoảng 6000 người. Sau đó, Thượng tọa Trí Quang, Mật Nguyện, Mật Hiển và Đức Tâm đến đài phát thanh để hỏi lý do không phát thanh bài diễn văn. Tỉnh trưởng Thừa Thiên đến đài phát thanh để đối thoại với các chức sắc Phật giáo. Binh lính và xe bọc thép cũng được điều đến Đài phát thanh.

Trong khi lãnh đạo Phật giáo và tỉnh trưởng đang thảo luận, chính quyền dùng vòi rồng giải tán đám đông. Trong khuôn viên đài phát thanh xảy ra hai vụ nổ làm tình hình xấu đi bất ngờ. Các xe bọc thép và binh lính bắt đầu nổ súng.

Trật tự vãn hồi lúc 24h. Có tám người chết (trong đó có 7 trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi) cùng nhiều người khác bị thương nằm ở ngoài phòng Chương trình và trong khuôn viên đài phát thanh. Xe cứu thương đến chở người chết và bị thương đi bệnh viện. Chính quyền đến trước đài phát thanh loan báo: "Chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán".



 Cuộc diễu hành rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm (Huế), khi gần đến chùa Từ Đàm thì biểu ngữ được trưng ra trong đoàn rước Phật, ngày 8 tháng 5 năm 1963.


 
Đài kỉ niệm thánh tử đạo, sự kiện ngày 8 tháng 5 năm 1963 tại Huế. Phía sau là khu trung tâm festival Huế (trước đây là Đài phát thanh Huế).


 
 Hình ảnh những nạn nhân trong Biến cố Đài phát thanh Huế, ngày 8 tháng 5 năm 1963.


 
 Có tám người chết (trong đó có 7 trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi) khi cảnh sát nổ súng vào đám đông tập trung ở Đài phát thanh Huế, ngày 8 tháng 5 năm 1963.


 Các phật tử tuyệt thực chống chính sách đàn áp và kì thì Phật giáo ở Sài Gòn, ngàu 7 tháng 6 năm 1963.



 
Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn, để phản đối chính sách kì thị và đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, ngày 11 tháng 6 năm 1963




 Các phật tử ngăn cản xe cứu hỏa trên đường khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, ngày 11 tháng 6 năm 1963.



Các nhà lãnh đạo Phật giáo cho rằng chính phủ có tội phân biệt tôn giáo đối với đức tin của họ. Chính Tổng thống, một người Công giáo La Mã, là mục tiêu chính của các khiếu nại của Phật giáo. Tại đây, các nhà sư Phật giáo giương cao những dấu hiệu phản đối song ngữ tại chùa Xa Lợi ở Sài Gòn, ngày 13 tháng 6 năm 1963.



 Cảnh sát VNCH phong tỏa xung quanh chùa Xá Lợi năm 1963.




 Đám đông biểu tình trong Biến cố Phật giáo năm 1963.



 
Phóng viên Arnett (áo trắng) bị bắt sau lúc tường thuật cuộc biểu tình của Phật giáo năm 1963.



 Đám đông tập trung ở chùa Xá Lợi trong Biến cố Phật giáo năm 1963.




  Đám đông tập trung ở chùa Xá Lợi trong Biến cố Phật giáo năm 1963.





  Đám đông tập trung ở chùa Xá Lợi trong Biến cố Phật giáo năm 1963.


 Phật tử biểu tình bất bạo động trước chợ Bến Thành trong Biến cố Phật giáo năm 1963.


 Một cuộc biểu tình bất bạo động trong Biến cố Phật giáo năm 1963. 


 Một cuộc biểu tình bất bạo động trong Biến cố Phật giáo năm 1963. 



 Các phật tử tham gia biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963.



 
 Một buổi tụng kinh lúc 4 giờ 30 sáng trong Biến cố Phật giáo, ngày 25 tháng 6 năm 1963.




Phóng viên Malcolm Browne phỏng vấn Quang Liên, phát ngôn viên của chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, ngày 27 tháng 6 năm 1963. Browne là người đã chụp ảnh tự thiêu của Quảng Đức, một nhà sư của chùa Xá Lợi.



 Nguyễn Tường Tam ủng hộ cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Đảo chính thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng. Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm.




Đám tang ông Nguyễn Tường Tam, người đã dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm.



Các sư đang mang xá lợi của Hòa thượng Thích Quảng Đức trong một buổi lễ trước sự cản trở của Cảnh sát VNCH, ngày 8 tháng 7 năm 1963.


 
 Những người biểu tình Phật giáo đang giằng co với cảnh sát trong một cuộc biểu tình chống lại Tổng thống  Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, ngày 18 tháng 7 năm 1963.



 Cảnh sát VNCH đang giật băng-rôn biểu tình chống chính phủ Ngô Đình Diệm ở trước chùa Giác Minh, ít nhất 50 cảnh sát bị thương, ngày 17 tháng 7 năm 1963.






 Hàng trăm Tăng Ni bị bắt giữ tại An Dưỡng Địa, khi được thả và đưa về chùa Xá Lợi ngày 20 tháng 7 năm 1963.




 Các ngôi chùa bị lực lượng của chính phủ phong tỏa trong Biến cố Phật giáo năm 1963.




 Các học sinh trường Võ Trường Toản tham gia biểu tình, tháng 8 năm 1963.




Biểu tình chống chính quyền tại Đại học Khoa Học và Đại học Sư Phạm Sài Gòn, tháng 8 năm 1963.



Sinh viên Y Khoa đón mừng Khoa trưởng Đại học Y Khoa Phạm Biểu Tâm trở về sau khi ông bị chính quyền bắt và được trả tự do.



Giao sư Phạm Biểu Tâm, khoa trưởng Đại học Y Khoa Sài Gòn đang nói chuyện với các sinh viên sau khi ông bị chính quyền bắt và được trả tự do, tháng 8 năm 1963.




 
Giao sư Phạm Biểu Tâm, khoa trưởng Đại học Y Khoa Sài Gòn đang nói chuyện với các sinh viên sau khi ông bị chính quyền bắt và được trả tự do, tháng 8 năm 1963.



Biểu tình chống chính quyền tại Đại học Khoa Học và Đại học Sư Phạm Sài Gòn, tháng 8 năm 1963.



 Trưởng khoa Khoa học và Sư phạm cố gắng trấn an các sinh viên tổ chức một cuộc biểu tình phản đối các biện pháp đàn áp của chính quyền Diệm, tháng 8 năm 1963



 Trưởng khoa Khoa học và Sư phạm cố gắng trấn an các sinh viên tổ chức một cuộc biểu tình phản đối các biện pháp đàn áp của chính quyền Diệm, tháng 8 năm 1963



Trưởng khoa Khoa học và Sư phạm cố gắng trấn an các sinh viên tổ chức một cuộc biểu tình phản đối các biện pháp đàn áp của chính quyền Diệm, tháng 8 năm 1963.




Đồn Cảnh sát nơi tạm giữ những người biểu tình trong Biến cố Phật giáo, tháng 8 năm 1963.





Họp báo của một nhóm các nhà sư thuộc Tổng hội Phật giáo Việt Nam, tháng 8 năm 1963.



 Các hướng đạo sinh đang ngồi trước Dinh Tỉnh trưởng Huế, yêu cầu trao trả thi thể Thích Thanh Thuc ( Thích Thanh Tuệ ''?''), khi vị thiền sư này tự thiêu ở chùa Phước Duyên ở quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên vào ngày 13 tháng 4 năm 1963. Các phật tử muốn chính phủ trao trả thi thể để được chôn cất ở trung tâm thành phố Huế, nhưng chính phủ lại mang chôn ở ngoại ô thành phố, ảnh chụp ngày 14 tháng 8 năm 1963.



 Ngày tuyệt thực tại chùa Xá Lợi, Thượng tọa Trí Quang và Pháp Tri trước sự hân hoan của hàng ngàn Phật tử Sài Gòn, ngày 18 tháng 8 năm 1963.





 Hòa thượng Thích Giac Đức đang phát biểu trước đám đông 15.000 người tập trung ở chùa Xá Lợi, Sài Gòn, ngày 18 ngày 8 năm 1963.



 Phật tử và sinh viên Sài Gòn biểu tình chống lại chính sách kỳ thị và đàn áp Phật giáo, ngày 19 tháng 8 năm 1963.




 Phật tử và sinh viên Sài Gòn biểu tình chống lại chính sách kỳ thị và đàn áp Phật giáo, ngày 19 tháng 8 năm 1963.



 Đám đông tụ tập trước chùa Xa Lợi tại Sài Gòn, vào ngày 20 tháng 8 năm 1963.

 

Nhà sư Phật giáo nói chuyện với đám đông tập trung tại chùa Xá Lợi để làm lễ tưởng niệm những người theo đạo phật tự thiêu để phản đối chính sách của chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, vào ngày 21 tháng 8 năm 1963.



 Nhà sư Phật giáo nói chuyện với đám đông tập trung tại chùa Xá Lợi để làm lễ tưởng niệm những người theo đạo phật tự thiêu để phản đối chính sách của chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, vào ngày 21 tháng 8 năm 1963.



 
 Các nhà sư với biểu ngữ chống chính phủ Ngô Đình Diệm trong lễ tưởng niệm những người theo đạo phật tự thiêu để phản đối chính sách của chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, vào ngày 21 tháng 8 năm 1963.




 Ba phật tử đang vái lạy sau hàng kẽm gai bên ngoài chùa Ấn Quang, nhiều phật tử đã bị bắt trong cuộc đụng độ với cảnh sát sau khi thiết quân luật được ban bố khắp miền Nam Việt Nam, ngày 25 tháng 8 năm 1963.



Quân đội cô lập khu vực chợ Bến Thành để ngăn cản học sinh sinh viên biểu tình, tháng 8 năm 1963.



 Một nhà sư đang cuối đầu đi qua binh sĩ VNCH được trang bị lưỡi lê, đang canh gác ở khu vực chợ Bến Thành. Binh sĩ được triển khai sau khi thiết quân lực đang ban hành vào tuần trước. Hàng ngàn sinh viên bị bắt khi tham gia cùng các sư sãi biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm, ngày 25 tháng 8 năm 1963.



 
  Nữ sinh Quách Thị Trang, người đã thiệt mạng trong một cuộc biểu tình trước chợ Bến Thành, ngày 25 tháng 8 năm 1963.



 Nữ sinh Quách Thị Trang, người đã thiệt mạng trong một cuộc biểu tình trước chợ Bến Thành, ngày 25 tháng 8 năm 1963.



Tượng Qúach Thị Trang tại bùng binh trước vòng xoay Bến Thành, ngày nay được dời về Công viên Bách Tùng Diệp.




 Các nhà sư đang gỡ bỏ hàng rào kẽm gai xung quang chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, ngày 27 tháng 8 năm 1963.





Các nhà sư đang ngồi tại chánh điện chùa Xá Lợi trong Biến cố Phật giáo, ngày 27 tháng 8 năm 1963.



Cảnh sát ngăn chặn một đám đông tại chùa Ấn Quang sau khi các nhà sư lại bị chính quyền bắt đi, tháng 9 năm 1963.



Đám đông nhìn qua cửa cổng chùa Xá Lợi sau khi chùa lại bị chính quyền ra lệnh đóng cửa, tháng 9 năm 1963.



Cảnh sát tham gia biểu tình ủng hộ Tổng thống Ngô Đình Diệm do chính quyền bảo trợ, tháng 9 năm 1963.


 

Ảnh các nhà sư tự thiêu trước ngày xảy ra đảo chánh chống chính phủ Ngô Đình Diệm trưng bày trong chùa Xá Lợi, tháng 9 năm 1963. 



Học sinh biểu tình chống chính quyền của Ngô Đình Diệm tại trường Lê Qúy Đôn trong Biến cố Phật giáo, tháng 9 năm 1963.




 Học sinh sinh viên tham gia biểu tình chống chính quyền trong Biến cố Phật giáo năm 1963.




  Học sinh sinh viên tham gia biểu tình chống chính quyền trong Biến cố Phật giáo năm 1963.



 
Cảnh sát đàn áp đám đông biểu tình chống chính quyền ở Sài Gòn trong Biến cố Phật giáo năm 1963.



Các lực lượng an ninh được triển khai khắp Sài Gòn, tháng 9 năm 1963.



Sinh viên học sinh biểu tình chống chính quyền bị cảnh sát bắt, tháng 9 năm 1963.



Sinh viên học sinh biểu tình chống chính quyền bị cảnh sát bắt, tháng 9 năm 1963.



Sinh viên học sinh biểu tình chống chính quyền bị cảnh sát bắt, tháng 9 năm 1963.




Sinh viên học sinh biểu tình chống chính quyền bị cảnh sát bắt, tháng 9 năm 1963.



Sinh viên học sinh biểu tình chống chính quyền bị cảnh sát bắt, tháng 9 năm 1963.



Sinh viên học sinh biểu tình chống chính quyền bị cảnh sát bắt, tháng 9 năm 1963.

  

Trưởng khoa Đại học Khoa học và Sư phạm cố gắng thuyết phục Cảnh sát An ninh của chính phủ Diệm không bắt giữ hoặc làm hại những người biểu tình, tháng 9 năm 1963.



Các phật tử dọn dẹp phòng thay áo trong chùa Xá Lợi sau khi chính quyền Tổng thống Diệm cho phép mở cửa chùa trở lại, tháng 9 năm 1963. 





Các phật tử dọn dẹp phòng thay áo trong chùa Xá Lợi sau khi chính quyền Tổng thống Diệm cho phép mở cửa chùa trở lại, tháng 9 năm 1963. 
 


Nhà sư Phật giáo tham dự một cuộc họp báo, tháng 9 năm 1963.



 Nhà sư Thích Quảng Hương tự thiêu trước chợ Bến Thành, ngày 5 tháng 10 năm 1963.

 
 
  Đại đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu tại quảng trường Hòa Bình, trước nhà thờ Đức Bà, ngày 27 tháng 10 năm 1963.



Các buổi tụng kinh tại chùa Xá Lợi sau khi chế độ của Tổng thống Diệm bị lật đổ, tháng 11 năm 1963.














No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.