-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

 

Chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa



Sau hiệp định Geneva, Việt Nam được chia làm hai chia làm hai thực thể.  Phía Bắc (VNDCCH) do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Phía Nam (VNCH) do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.

Đây là cuộc chiến giữa hai bên, Một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) phối hợp cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc (phe Cộng Sản)

Một bên là Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam cùng một số đồng minh khác của Hoa Kỳ như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp (phe Tư Bản).

Hình thành hai luồng tư tưởng khác nhau, đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, thì đây là cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, phong kiến, chống lại chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ áp đặt tại miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) mà họ coi là một chính phủ bù nhìn. Theo quan điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ là chính thể hợp pháp duy nhất có chủ quyền trên toàn Việt Nam từ năm 1945 và lãnh đạo hai miền kháng chiến, trong khi Cộng hòa miền Nam Việt Nam (tiền thân là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) là tổ chức đại diện cho nhân dân miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống lại kế hoạch chia cắt đất nước Việt Nam của Mỹ hay còn gọi là Việt Cộng.

Xem thêm: 



Quốc kỳ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại miền Bắc Việt Nam.



Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam,sau là quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam



Quang cảnh đường phố Hà Nội, thủ đô của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1960.




Phủ Toàn quyền Đông Dương sau này là Phủ Chủ Tịch nơi làm việc của các lãnh đạo VNDCCH.



Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giap, hai nhà lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp vẻ vang.



 Tổng Bí Thư Lê Duẩn, chính là người đã vạch ra chiến lược, trong Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh kéo dài suốt 20 năm, hình chụp năm 1951.



Tờ 10 đồng in hình Hồ Chí Minh phát hành năm 1951.
 Tờ 10 đồng in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh do VNDCCH phát hành năm 1958.



  Tờ 500 đồng in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh do VNDCCH phát hành năm 1951.



 Tranh biếm họa tuyên truyền của Trung Quốc tại Hà Nội, Bắc VN, tháng 6 năm 1966.



Các áp phích tuyên truyền ở Hà Nội năm 1972.


 Một biển tuyên truyền ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian diễn ra Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.





Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trung Quốc tháng 6 năm 1959, chụp hình với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đứng bên tay trái Mao Trạch Đông là ông Hoàng Văn Hoan, ngoài cùng bên phải là Đặng Tiểu Bình.



Binh sĩ VNDCCH trong buổi duyệt binh ở Hà Nội năm 1964.


 Các thành viên của MTGPDTMNVN. 




 Nữ dân quân ở miền Bắc Việt Nam tập luyện năm 1969.



 Công an ở Hà Nội, miền Bắc Việt Nam, tháng 3 năm 1973.



Bán ảnh các lãnh tụ Cộng sản trên đường phố Hà Nội ngày 11 tháng 10 năm 1954.




 Ngân hàng Nhà nước ở miền Bắc Việt Nam năm 1965.





 Trẻ em ở miền Bắc Việt Nam năm 1969.



Nhà máy sản xuất xe đạp Thống Nhất, Hà Nội ở Thái Hà, gần lăng Hoàng Cao Khải, năm 1969.



Đường phố Hà Nội, VNDCCH, ngày 1 tháng 3 năm 1973.



 Hai cô bé đeo khăn quàng đỏ ở Hà Nội năm 1973. 



Trẻ em đang vui chơi ở gần Hà Nội, tháng 3 năm 1973.



Bến xe điện bờ hồ Hòan Kiếm năm 1973.



Đường phố Hà Nội năm 1973.


Quang cảnh chợ gạo ở miền Bắc Việt Nam, năm 1973.


Một buổi triển lãm xác máy bay B52 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, năm 1973.



Một quầy kem ở bờ hồ, Hà Nội năm 1973.





Một quầy buôn bán ở Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 1970.



Tên lửa SAM trên một con đường ở Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 1973.



 Một trụ sở chính quyền ở Hà Nội năm 1974.



Bộ đội Việt Minh tiến qua cầu Doumer trên sông Hồng, vào tiếp quản Hà Nội, năm 1954.



 Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, sau khi VNDCCH tiếp quản thủ đô Hà Nội, Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện Cải cách ruộng đất vào những năm 1953–1956.




Người dân ở miền Bắc Việt Nam đang thu dọn đồ đạc di cư vào miền Nam Việt Nam năm 1954.



Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải nơi chia cắt hai miền Nam Băc.



 Bộ đội cụ Hồ hành quân dọc đường Trường Sơn tiến vào miền Nam chiến đấu.




 Các đoàn xe vận tải VNDCCH tiếp viện cho chiến trường miền Nam, trên đường Trường Sơn.




Các thành viên MTGPDTMNVN đang lội suối trong một khu rừng ở miền Nam Việt Nam, năm 1964.





Các thành viên MTGPDTMNVN cùng với vũ khí như súng và súng trường cỡ nòng cao ngày, 29 tháng 1 năm 1964.



Các lính MTGPDTMNVN đang chèo xuồng năm 1967.




Các binh lính MTGPDTMNVN đang nghỉ ngơi trong rừng ở miền Nam Việt Nam. năm 1967.




Những người lính Việt Cộng với vũ khí tịch thu được của quân đội Hoa Kỳ năm 1967.



 Các du kích quân Giai Phóng hi sinh trong một trận đánh năm 1963.



Xác một du kích MTGPDTMNVN  hi sinh trong một cuộc tấn công vào trại Kannak, ngày 1 tháng 3 năm 1965.



Hai lính MTGPDTMNVN trẻ tuổi đang cầm khẩu AK47 thuộc Trung đoàn Đồng Nai, năm 1968.




 Các nữ chiến sĩ MTDTGPMNVN đang lập kế hoạch tấn công cầu Chữ Y, nối liền phía nam Sài Gòn với các quận xa xôi trong cuộc Tổng nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1965.




Du kích Nguyễn Văn Lem bị bắn trong cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. Bức ảnh này sau đó trở nên nổi tiếng với tên "Saigon Execution", một biểu tượng chống lại cuộc chiến đang diễn ra ở Việt Nam.





Các chiến sĩ bộ đội đang chiến đấu trong Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.




Một đơn vị dân quân phòng không của một hợp tác xã nông nghiệp miền Bắc Việt Nam, năm 1965.




Thi thể các nạn nhân trong vụ thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị năm 1968, do binh lính Đại Hàn thực hiện.





 Thảm sát Mỹ Lai, một trong những vụ giết người hàng loạt gây ra bởi lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam.




Quân GP đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu trong Chiến dịch Xuân-Hè, Quảng Trị năm 1972




 Một người lính VNDCCH đang nhìn phía kia sông Thạch Hãn, tháng 7 năm 1973. Sau
Chiến dịch Xuân-Hè thì giới tuyến giữa hai miền là sông Thạch Hãn.






 Tem anh hùng Nguyễn Văn Trỗi do MTGPMNVN phát hành.



Các hố trú ẩn ở trên một con đường ở Hải Phòng, ngày 24 tháng 9 năm 1972.



 Pháo phòng không của VNDCCH đang bắn máy bay B52 ném bom trong trận Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm năm 1972.




Bệnh viện Bạch Mai đổ nát sau cuộc không kích của Không quân Hoa Kỳ năm 1972.




Các bác sĩ và y tá mang một hộp vật tư y tế ra khỏi đống đổ nát của bệnh viện Bạch Mai bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 12 năm 1972, ảnh chụp ngày 20 tháng 12.




Góc ngã tư Phố Hàng Đậu (bên trái) và Nguyễn Thiếp (bên phải) năm 1967.




Một ngôi nhà đổ nát sau khi bị máy bay Mỹ ném bom, Hải Phòng, năm 1972.






 Khu Phố Tàu Hạ Lý bị ném bom 3 ngày liền 29-30-31 tháng 7 năm1972, Hải Phòng.




 Những túp lều tạm thời để sinh sống được xây dựng tại khu vực Kham Thiên bị tàn phá, một phần của Hà Nội ở miền Bắc Việt Nam vào tháng 3 năm 1973.




Hàng ngàn thanh niên và sinh viên diễu hành qua phía Đông Paris, trong cuộc biểu tình do Cộng sản tổ chức chống chiến tranh ở Việt Nam.



Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đại diên MTGPDTMVN kí kết Hiệp định Paris năm 1973.






 Binh sĩ VNDCCH hộ tống tù binh VNCH, bị bắt ở Lào, về phía Bắc. 



Binh sĩ VNCH đang được trao trả ở Lộc Ninh năm 1973.


 
Trung tá không quân Hayden Lockhart bị bắt ở miền Bắc Việt Nam sau một phi vụ không kích, năm 1973.



Các thành viên của ủy ban quân sự chung bốn bên kiểm tra các tù nhân chiến tranh người Mỹ tại trại tù Ngã Tư Sở ở Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 1973, miền Bắc Việt Nam




 John McCain đã trả tự do năm 1973 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, sau 5 năm rưỡi bị bắt làm tù binh



Các binh sĩ được trả tự do ở sông Thạch Hãn, Quảng Trị, ngày 9 tháng 3 năm 1973.



   Một sĩ quan VNDCCH đang quan sát các binh sĩ Hoa Kỳ rút quân về nước sau Hiệp đinh Paris năm 1973.



Quân Giải phóng miền Nam tiến vào giải phóng Buôn Mê Thuột năm 1975. Mở màn cho các cuộc tấn công vào các vị trí trọng yến của chính quyền Sài Gòn.



 Xe tăng của quân Giai Phóng tiến vào Dinh Độc Lập đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975.



Một buổi tử hình công khai trừng trị thành phần phản động ở Sài Gòn năm 1975



 Một cậu bé giơ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sài Gòn, tháng 5 năm 1975.



Người dân Sài Gòn đổ ra đường ăn mừng sau khi Sài Gòn được giải phóng., ngày 30 tháng 4 năm 1975.



 Trẻ em giơ biểu ngữ ở đường Võ Duy Nghi, quận Phú Nhuận, Sài Gòn năm 1975. 



Các sinh viên, học sinh ở Sài Gòn giơ biểu ngữ mừng ngày thống nhất đất nước, ngày 5 tháng 5 năm 1975.



Các lãnh đạo của Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) Ba ông giữa; Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Đức Thọ trong buổi lễ ăn mùng thống nhất đất nước, ngày 15 tháng 5 năm 1975.



Từ ngày 15-21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương Chính trị được tổ chức tại Sài Gòn, giữa đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Trường Chinh đứng đầu, và đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Phạm Hùng đứng đầu, đã tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội Thống nhất. 



Sau ngày 30/4/1975, lãnh thổ toàn miền Nam thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam. 

Vào ngày 25/4/1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành tổ chức cuộc Tổng tuyển cử để tái thống nhất nhà nước Việt Nam theo đúng các điều khoản về tiến hành các biện pháp chính trị để tái thống nhất Việt Nam trong Hiệp định Paris.

Về mặt đối nội, Ủy ban Quân quản ra Mệnh lệnh số 1: yêu cầu quân cán chính Việt Nam Cộng hòa ra trình diện chính quyền mới, đăng ký và nộp vũ khí bắt đầu từ ngày 8/5 - 31/5. Quân nhân cấp tướng và tá phải trình diện ở địa chỉ 213 Đại lộ Hồng Bàng, Sài Gòn. Cấp úy thì trình diện ở quận. Cảnh sát, tình báo thì phải đến Ủy ban An ninh Nội chính ở Sài Gòn. Hạ sĩ và binh lính thì đến Ủy ban phường. Sang tháng 6 thì mở đợt bắt giam các đối tượng trên trong các trại học tập cải tạo. 

Vào tháng 9/1975, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 của Đảng Lao động Việt Nam xác định mục tiêu thống nhất đất nước về mọi mặt. Từ ngày 15-21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương Chính trị được tổ chức tại Sài Gòn, giữa đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Trường Chinh đứng đầu, và đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Phạm Hùng đứng đầu, đã tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội Thống nhất. 

Hội đồng Bầu cử theo Hội nghị Hiệp thương, và Bộ Chính trị chỉ đạo, gồm: 11 đại biểu miền Bắc (Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Xuân Thủy, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa, Chu Văn Tấn, Trần Đình Tri, Nguyễn Thị Minh Nhã, Linh mục Võ Thành Trinh, Hòa thượng Trần Quảng Dung, Trương Tấn Phát), 11 đại biểu miền Nam (Phạm Hùng, Trần Lương, Bùi San, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, và 6 người khác hoặc nhân sĩ do Ban đại diện chỉ định), Chủ tịch: Trường Chinh, Phó Chủ tịch: Phạm Hùng. 

Tháng 1/1976, cuộc họp liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra quyết định: cuộc Tổng tuyển cử sẽ tiến hành vào chủ nhật 25/4/1976. Hội đồng bầu cử toàn quốc được thành lập do Trường Chinh làm Chủ tịch và Phạm Hùng làm Phó Chủ tịch. 

Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất. Từ ngày 24/6-3/7/1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua các nội dung:
  • Xóa bỏ Khu phi quân sự theo Vĩ tuyến 17.
  • Quốc kỳ, Quốc huy là Cờ đỏ Sao vàng.
  • Lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Quốc ca là bài Tiến quân ca.
  • Thủ đô là Hà Nội.
  • Đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh
Với sự kiện này,Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem thêm:

 

 





No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.