-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Trại học tập cải tạo tại Việt Nam sau năm 1975


Trại học tập cải tạo tại Việt Nam sau năm 1975

Học tập cải tạo tại Việt Nam là tên gọi hình thức giam giữ mà chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam thực hiện đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước 1975. Đây là một hình thức xử phạt hay răn đe bằng giam giữ kết hợp giáo dục và lao động bắt buộc. Hệ thống giam giữ tù binh này lấy mẫu từ trại cải tạo lao động của Liên Xô.




 Sau khi ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra thông cáo bắt buộc sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa đi học tập cải tạo.



 Binh lính Việt Nam Cộng Hòa trình diện chính quyền mới sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.




Các công chức làm việc cho chế độ cũ đều được trình diện và đưa đi học tập cải tạo.



Ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. 



 Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các “đảng phái phản động”.



 Một địa điểm đang tiếp nhận trình diện của các cựu quân nhân VNCH sau năm 1975.



Thẻ trinh diện của lính Địa phương quân VNCH vào ngày 17 tháng 6 năm 1975.



Một lớp học tập cải tạo của những quân nhân VNCH do chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN tổ chức tại Vĩnh Long, ngày 1 tháng 6 năm 1975.



Một lớp học cải tạo cho hạ sĩ quan quân đội Sài Gòn. Đối với hạ sĩ quan (cấp úy trở xuống), sau trình diện thì phải theo học một khóa chính trị ngắn rồi được cấp giấy chứng nhận để cho về.



Lớp học chính trị cho sĩ quan quân đội Sài Gòn trước khi đưa đi các trại cải tạo, năm 1975.



 Bản đồ thể hiện vị trí Trại cải tạo ở Việt Nam sau năm 1975. Có tổng cộng có hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước.



 Sơ đồ Trại cải tạo Z30D (Thủ Đức),Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải



 Trại cải tạo Z30D (Thủ Đức),Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải năm 1988.





 Trại cải tạo được thành lập bởi Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Các thành viên của chế độ cũ trước đây đã hoàn thành thành công các khóa học cải tạo của họ lấy lại quyền công dân. Đây là một trại dành cho các sĩ quan VNCH ở tỉnh Tây Ninh, tháng 6 năm 1976.




 Một lớp học tập cải tạo tại Tây Ninh năm 1976.



 Một lớp học tập cải tạo cho các hạ sĩ quan VNCH.
 Một lớp học tập cải tạo dành cho các sĩ quan cao cấp, Trung tướng Nguyễn Hữu Có (thứ 2 trái sang) hiện diện diện trong bức ảnh này.



Quang cảnh sinh hoạt ở một trại cải tạo tại Việt Nam năm 1975.



 Ảnh sinh hoạt trong nhà bếp ở một trại cải tạo tại Việt Nam sau năm 1975.



 Ảnh chụp cảnh sinh hoạt lao động ở một trại cải tạo ở Tây Ninh, tháng 6 năm 1976.



  Ảnh chụp cảnh sinh hoạt lao động ở một trại cải tạo ở Tây Ninh, tháng 6 năm 1976.

 

 Hình ảnh các sĩ quan cao cấp VNCH cải tạo tại Trài tù số 8, Tháp Bà, Hoàng Liên Son năm 1976.



Thăm nuôi người học tập cải tạo vào ngày cuối tuần tại trại Thủ Đức (Trại Z30D, Q. Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải) năm 1988. 
 
 


 Cựu đại tá Phan Tai Diet, một người miền Bắc, từng phục vụ trong An ninh ở Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam, đang đứng ở cửa phòng của ông tại trại cải tạo năm 1988.



Hai trong số những học viên còn lại của trại học tập cải tạo Thủ Đức (trại Z30D) đứng nơi cửa thư viện trong trại. Cựu Đại tá Phan Tai Diet (trái) trong thời gian chiến tranh trước đây phục vụ trong ngành "an ninh" tại Saigon, và cựu Đại tá Tran Van Phan từng làm quyền Giam Đốc Nha Cảnh sát Saigon năm 1968 khi sếp của ông là Tướng Loan bị thương.
 
 
 

Giấy ra trại của một nữ sĩ quan cao cấp VNCH năm 1988.




 Trại cải tạo được thành lập bởi Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Các thành viên của chế độ cũ trước đây đã hoàn thành thành công các khóa học cải tạo của họ lấy lại quyền công dân. Đây là một trại dành cho các sĩ quan VNCH ở tỉnh Tây Ninh, tháng 6 năm 1976.



Ông Nguyễn Văn Thuận cựu sĩ quan VNCH từng phục vụ ở nhà tù Côn Đảo. Nhà tù được Việt Nam Cộng Hòa sử dụng để giam giữ các tù nhân chính trị từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975 ông đã trải qua vài năm trong một trại cải tạo trước khi trở thành nông dân, ảnh chụp ngày 9 tháng 4 năm 1985.



 Đón người thân học tập cải tạo từ miền Bắc trở về tại ga Saigon năm 1988.



Cựu Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh trở về với người thân sau 13 năm cải tạo, năm 1988.



 Chuẩn tường Lý Tòng Bá, được thả ra sau 12 năm trong một trại cải tạo. Trước đây ông là Tư lệnh Sư đoàn 25 VNCH.



 Cựu tướng Lý Tòng Ba trở về khu vực chỉ huy cũ của mình để gặp các cựu quân du kích mà ông đã chiến đấu chống lại tại một ngôi làng ở huyện Củ Chi.



 Vo Van Chap, một cựu chiến binh quân giải phóng, đã nhận ra Lý Tòng Bá là ai. Hai kẻ thù cũ đã nhanh chóng tham gia vào một cuộc tranh luận sôi nổi: "Có phải ông thực sự là tên tướng nổi tiếng với những tội ác của mình?" Bá trả lời: "chúng tôi đã lầm lạc bởi người nước ngoài, bây giờ tất cả chúng ta đều là anh em!"



 Trung tá nhảy Dù Bùi Quyền (bìa phải) ở Hoa Kỳ cùng hai con trai ông đến buổi lễ tốt nghiệp phi công. Ông được được thả sau 16 năm cải tạo tại Việt Nam, năm 1991.


 


 Nhơn Hiếu Hồ trong bộ quân phục binh sĩ VNCH. Anh ta biến mất khi đang cải tạo sau năm 1975. Đây là tấm hình còn sót lại mà mẹ anh còn giữ



No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.