-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị năm 1968

  

Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị năm 1968


Vụ thảm sát và Phong Nhất và Phong Nhị xảy ra vào ngày 12 tháng 2 năm 1968 tại các làng Phong Nhị và Phong Nhất, huyện Bàn Bàn của tỉnh Quảng Nam ở miền Nam Việt Nam, gây ra bởi Sư đoàn 2 Thủy quân Lục chiến hay còn gọi là Sư Đoàn Rồng Xanh (Blue Dragon Division). Theo thống kê phát hiện của binh sĩ Hoa Kỳ nhiều thường dân bị sát hại (thống kê là 74 dân thường thiệt mạng và 17 dân thường bị thương), trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.

Các lực lượng Hàn Quốc được triển khai ở khu vực này trong thời gian diễn ra sự kiện Tết Mậu Thân 1968, nhằm phối hợp với Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ thiết lập nỗ lực bình định kiểm soát các vùng bị Việt Cộng (Quân Giai Phóng) tấn công. 

Vào thời điểm vụ thảm sát xảy ra, dân làng Phong Nhị đã có mối quan hệ mật thiết với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ khi nó tạo thành một phần của Chương trình hành động kết hợp (the Combined Action Program ) và những người đàn ông trong làng đã nhập ngũ với tư cách là binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Các đại dội Đại Hàn được xác định là đã bắn pháo vào làng, đã bắn vào các ngôi làng bằng hỏa lực trực tiếp ở trong vùng lân cận vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát. Sau vụ thảm sát, lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) đã đến làng vào cuối ngày hôm đó; họ đã phát hiện các nạn nhân, đưa đi điều trị và vận chuyển dân làng còn sống đến các bệnh viện gần đó.

Cùng với đó đến ngày 25 tháng 2 năm 1968, vụ thảm sát Hà My diễn ra Quảng Nam cũng gây ra bởi binh sĩ Hàn Quốc.

Vụ thảm sát này cùng với vụ thảm sát Hà Mỹ và các vụ thảm sát tàn bạo đang diễn ra khác đã liên tục phá hoại những nỗ lực trong việc bình định, làm xấu đi mối quan hệ với người dân địa phương. Tướng Rathvon M. Tompkins và Tướng Robert E. Cushman Jr. đánh giá khá tiêu cực binh sĩ Hàn Quốc vì họ thường bị coi là không hợp tác và không sẵn lòng tham gia bảo mật trong khi phạm tội tàn bạo. Những tội ác tàn bạo này đã được các chỉ huy của QLVNCH / Hoa Kỳ báo cáo và gửi xuống Sài Gòn. Các lực lượng Hàn Quốc đã được chuyển trở lại Lực lượng Dã chiến II/ Quân đoàn II, và được chuyển xuống nhiệm vụ bảo vệ căn cứ.





Logo của Sư đoàn 2 Thủy quân Lục chiến Đại Hàn hay còn gọi Sư đoàn Rồng Xanh trong thời gian tham gia Chiến tranh Việt Nam.




 
 Binh sĩ thuộc Sư đoàn 2 Thủy quân Lục chiến Đại Hàn đang dẫn tù binh được cho là Việt Cộng trong thời gian tham gia Chiến tranh Việt Nam.



Tướng Chae Myung-shin Lục quân Hàn Quốc và cũng là sĩ quan chỉ huy Quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam. Khi diễn ra thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị, William Westmoreland đã nhiều lần ra lệnh cho Chae Myung-shin điều tra sự việc. Chae trả lời rằng kẻ gây tội ác là Việt Cộng. Tuy nhiên, đại tá Robert Morehead Cook, thanh tra trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đã kết luận rằng vụ thảm sát này do thủy quân lục chiến Hàn Quốc gây ra.


 
 Hạ sĩ Vaughn mô tả bức ảnh này là: ''Ngôi nhà đầu tiên tôi gặp. Binh sĩ VNCH cố gắng làm công tác cứu trợ trên ngôi nhà đang cháy.




 Quang cảnh xung quanh ngôi làng bị thiêu cháy bởi binh sĩ Hàn Quốc trong vụ Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị năm 1968.



 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ phát hiện thi thể nạn nhân tại các làng Phong Nhị và Phong Nhất vào ngày 12 tháng 2 năm 1968.



 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ phát hiện thi thể nạn nhân tại các làng Phong Nhị và Phong Nhất vào ngày 12 tháng 2 năm 1968.




 Một đứa trẻ bị giết trong vụ thảm sát Phong Nhi và Phong Nhật. 



 Một bé gái bị giết trong vụ thảm sát Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị năm 1968.




 Cơ thể trẻ em bị bỏ rơi trong mương. Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Nam Việt Nam đang tìm kiếm các thi thể bị bỏ rơi khác.




 Theo thống kê phát hiện của binh sĩ Hoa Kỳ nhiều thường dân bị sát hại (thống kê là 74 dân thường thiệt mạng và 17 dân thường bị thương), trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.



 Thi thể một nạn nhân bị đốt cháy bởi Sư đoàn 2 Thủy quân lục chiến Hàn Quốc, ở làng Phong Nhất và Phong Nhị, tỉnh Quảng Nam, miền Nam Việt Nam vào ngày 12 tháng 2 năm 1968.



Hà Thị Diên (bên dưới), sau khi bị bắn chết khi đang bế con là Lê Đình Mận. Áo sơ mi của cô vẫn được cuộn lên và ngực cô lộ ra. Cái xác phía trên cô là Nguyễn Thị Thường.





Thẻ căn cước của Hà Thị Diên, một trong những nạn nhân trong vụ thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị năm 1968.



 Một phụ nữ vẫn còn sống sau khi đã bị vạt đứt hai bên ngực tại hiện trường vụ thảm sát (sau này được Koh Kyoung Tae xác minh là cô Nguyễn Thị Thanh).




 Một phụ nữ 21 tuổi đang hấp hối với bộ ngực bị cắt ra và bị bắn bởi lính thủy đánh bộ Hàn Quốc. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chở cô đến bệnh viện, nhưng cô đã chết ngay sau đó. Ảnh của Hạ sĩ J. Vaughn, Trung đội Delta-2, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. 

 

Ông Trần Văn Cự (nằm thẳng ở trung tâm) cha của Trần Thị Được bị giết trong vụ thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị, vào ngày 12 tháng 2. Vào tháng 4 năm 2001, được Koh Kyoung Tae xác minh với dân làng rằng ông là cha của Trần Thị Được (nằm phía gốc phải).



 Những bức ảnh cuối cùng được chụp bởi Hạ sĩ Vaughn tại Phong Nhị và Phong Nhất vào chiều ngày 12 tháng 2 năm 1968. Lính Mỹ chữa trị một cánh tay bị thương của Trần Thị Được (16 tuổi). 



 Trần Thị Được (16 tuổi) đang được binh sĩ Hoa Kỳ chữa trị vết thương do binh sĩ Hàn Quốc gây ra trong vụ thảm sát Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị năm 1968.



 Một báo cáo về tội ác tàn bạo của ROK Marines bao gồm vụ thảm sát Phong Nhi của tổng thanh tra quân đội Hoa Kỳ Đại tá Robert Morehead Cook. 



 Một báo cáo về tội ác tàn bạo của ROK Marines bao gồm vụ thảm sát Phong Nhi của tổng thanh tra quân đội Hoa Kỳ Đại tá Robert Morehead Cook. 



 Nhà bia tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ thảm sát  Phong Nhất và Phong Nhị năm 1968.





No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.