-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1960


Đảo chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1960

 

Đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1960 là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên diễn ra tại Việt Nam Cộng hòa, do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông đứng đầu, diễn ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1960. Mục đích cuộc đảo chính năm 1960 nhằm lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, buộc Ngô Đình Diệm phải thay đổi đường lối chính trị, bỏ chế độ gia đình trị. Rạng sáng ngày 11 tháng 11 năm 1960, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn. Tổng thống Ngô Đình Diệm lên Đài phát thanh hứa sẽ "đáp ứng" yêu cầu của phe đảo chính, nhằm "câu giờ" để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu. Lực lượng trung thành vào Sài Gòn, đã tiêu diệt gọn quân đảo chính. Cuộc đảo chính thất bại, Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông phải bỏ chạy sang Campuchia tị nạn, một số sĩ quan quân đội và chính khách ủng hộ cuộc đảo chính bị Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, trong số đó có nhà văn Nguyễn Tường Tam.


 Ngô Đình Diệm người giữ chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, khai sinh ra Đệ nhất Cộng Hòa vào năm 1955.




Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, người cầm đầu cuộc đảo chính năm 1960.




 Trung tá Vương Văn Đông, 28 tuổi, một trong hai sĩ quan cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1960, tại buổi họp báo, ngày 11/11/1960.



 Trung tá Vương Văn Đông, 28 tuổi, một trong hai sĩ quan cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1960, tại buổi họp báo, ngày 11/11/1960.



 Trung tá Vương Văn Đông, 28 tuổi, một trong hai sĩ quan cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1960, tại buổi họp báo, ngày 11/11/1960.



Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông tiến hành đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.


 Xe tăng thiêt giáp của quân đảo chính trước cửa Dinh Độc Lập, ngày 11/11/1960.



Lực lượng bảo vệ Dinh Độc Lập bắn vào đoàn biểu tình trong ngày đảo chính năm 1960.



 Người dân tụ tập xem diễn biến cuộc đảo chính, khi quân đảo chính bao vây Dinh Độc Lập, ngày 11/11/1960.



  Người dân tụ tập xem diễn biến cuộc đảo chính, khi quân đảo chính bao vây Dinh Độc Lập, ngày 11/11/1960.



  Người dân tụ tập xem diễn biến cuộc đảo chính, khi quân đảo chính bao vây Dinh Độc Lập, ngày 11/11/1960.



Nhiều người dân bị thương vong khi hiếu kì đến xem cuộc đảo chính năm 1960.



 Người dân chạy loạn ở góc đường Pasteur - Hồng Thập Tự ( này là Pasteur - Nguyễn Thị Minh Khai) khi cuộc đảo chính nổ ra.




  Người dân chạy loạn ở góc đường Pasteur - Hồng Thập Tự ( này là Pasteur - Nguyễn Thị Minh Khai) khi cuộc đảo chính nổ ra.



 Cuộc đảo chính năm 1960 thất bại với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống đường để xem cuộc giao tranh.



 Cuộc đảo chính năm 1960 thất bại với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống đường để xem cuộc giao tranh.



 Cuộc đảo chính năm 1960 thất bại với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống đường để xem cuộc giao tranh.



 Xe thiết giáp có lẽ ở góc đường Công Lý-Nguyễn Du (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Du)



 Xe thiết giáp bốc cháy sau đó, có lẽ ở góc đường Công Lý-Nguyễn Du (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Du)



 Xe thiết giáp bốc cháy sau đó, có lẽ ở góc đường Công Lý-Nguyễn Du (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Du)


 Người dân tò mò đến xem xe thiết giáp bị cháy.



 Cuộc đảo chính năm 1960 thất bại, khi Tổng thống Ngô Đình Diệm "câu giờ" để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu. Ngày 12 tháng 11, Đại tá Huỳnh Văn Cao chỉ huy Bộ binh và Thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho cùng Đại tá Trần Thiện Khiêm và Trung tá Bùi Dzinh chỉ huy Bộ binh và Pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng, lực lượng trung thành đã tiêu diệt gọn quân đảo chính. Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông phải bỏ chạy sang Campuchia tị nạn.



 Nhà văn Nguyễn Tường Tam được biết đến với bút danh Nhất Linh, người thành lập Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm. Ông cũng là anh ruột của nhà văn Thạch Lam. Ông ủng hộ cuộc đảo chính năm 1960, bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng. Ngày 7 tháng 7 năm 1963, ông dùng thuốc độc tự tử để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm.



 Di thư của nổi tiếng của Nguyễn Tường Tam trước khi quyên sinh "Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do."



Ảnh gốc

http://123link.pw/eixh13oT

  

 

 

 

No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.