Bộ ảnh về Sài Gòn - Xứ Nam Kỳ (La Cochinchine)
Bộ ảnh về Sài Gòn - Xứ Nam Kỳ (La Cochinchine)
Sài Gòn có nguồn gốc từ rất lâu đời. Thanh phố Sài Gòn được quy hoạch trên một gò đất mà từ địa phương gọi là " giồng" do nhô cao trên đất phù sa của đồng bằng châu thổ. Giồng đất này có vị trí quan trọng nhờ có hai con sông Sài Gòn và Đồng Nai chảy quanh, cho phép những con tàu lớn có thể đi lại thuận lợi.
Sài Gòn sớm trở thành thi trường lúa gạo của Nam Kỳ. Ngay từ những năm 1680, thuyền bè của người Hoa từ Quảng Đông đã đến giao thương. Đó là thời kỳ những cơ sở kinh doanh đầu tiên của người Hoa mọc lên ở Nam Kỳ.
Người Hoa nhanh chóng tập trung lại ở khu vực phụ cận cách Sài Gòn 6km, hay còn gọi Chợ Lớn. Thành phố Chợ Lớn mở rộng vào cuối thế kỷ XVIII và nhanh chóng trở thành trung tâm xuất khẩu gạo tới các bến cảng ở Hoa Nam, người Hoa gần như nắm trong tay toàn bộ hoạt động mua bán gạo xuất cảng.
Năm 1860, cảng Sài Gòn được tuyên bố là cảng tự do bởi những người Pháp đến đây định cư và vẫn là cảng tự do cho đến năm 1887, thời điểm luật tài chính của Pháp được áp dụng tại Nam Kỳ và đặt ra thuế hải quan. Vậy là ở Nam Kỳ người ta bắt đầu thu thuế thuộc biểu thuế phổ thông của Hải quan chính quốc
Kể từ ngày đó, mức thuế trên đã được sửa đổi nhiều lần và hiện nay ở Nam Kỳ, người ta thu thuế theo biểu thuế hải quan Đông Dương.
Dinh Toàn Quyền (Trước khi là Dinh Toàn quyền, dinh này được gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ), đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa được đổi thành Dinh Độc Lập, sau năm 1975 được đổi thành Dinh Thống Nhất.
Tòa Đô Chánh, nay là Uỷ ban Nhân dân TPHCM.
Dinh Thống đốc Nam Kỳ hay còn gọi là Dinh Gia Long nằm trên đường
De Lagrandière (Gia Long-Lý Tự Trọng), nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa nhà Quan thuế.
Cổng vào Tòa án.
Bưu điện Sài Gòn.
Cửa hàng (Grands Magasins (sau này là Thương xá TAX) trên đường Charner (Lê Lợi).
Đại lộ Bonnard (Lê Lợi) và Nhà hát lớn.
Toàn cảnh đại lộ Bonnard (Lê Lợi).
Đại lộ Bonnard (Lê Lợi).
Đường Catinat (Đồng Khởi) và khách sạn Continental.
Cảnh tan lễ ở Nhà thờ Đức Bà.
Chùa Ngọc Hoàng.
Tòa nhà Công ty Đường sắt.
Trại Hải Quân.
Chợ Bến Thành.
Bến hãng tàu Chargeurs Resunis.
Sông Sài Gòn.
Sông Sài Gòn.
Cầu dẫn xuống phà Thủ Thiêm.
Tàu Paul Lecat tại bến Hãng vận tải Đường biển.
Tàu thuyền trên rạch Tàu Hủ.
Công viên Thành phố.
Đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng).
Tượng Gambetta trong Công viên Thành phố (Công viên Tao Đàn).
Một góc trong vườn Bách Thảo (Thảo Cầm Viên).
Vườn Bách Thảo.
Một ngôi chùa nhỏ trong vườn Bách Thảo.
Voi trong vườn Bách Thảo.
Cầu quay Khánh Hội.
Cảnh làng quên ven sông Sài Gòn.
Chợ trái cây ở Sài Gòn.
Quán trà ven Sài Gòn.
Tượng Phật Khmer trong Bảo tàng Sài Gòn.
Sản phẩm công nghiệp địa phương được trưng bày trong Bảo tàng Sài Gòn.
Tượng bằng giấy bồi một thầy bói hoặc thần cùng với người hầu trưng bày trong Bảo tàng Sài Gòn.
No comments