Sách: Mộ Cổ Nam Bộ
Sách: Mộ Cổ Nam Bộ
"Mộ cổ Nam Bộ" - Một cuốn sách, một công trình tỉ mỉ, nghiêm túc và cẩn trong của PGS.TS.Phạm Đức Mạnh (Giảng viên cao cấp Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM) chính là chuyên khảo đầu tiên hệ thống gần như toàn bộ thông tin mà chúng ta cần biết nhất về một đối tượng nghiên cứu đặc thù của Khảo cổ học Lịch sử Việt Nam - loại hình mộ táng hiện hữu ở hầu khắp các tỉnh - thành Nam Bộ trong hơn ba thế kỷ gần đây nhất (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX).
Chuyên khảo "Mộ cổ Nam Bộ" được xuất bản với mục đích cung cấp tối đa lượng thông - tư liệu khoa học - kết quả điền dã (điều tra, thám sát, phát hiện, khai quật khảo cổ học), giám định mẫu vật và những kiến giải khoa học của tác giả và cộng sự về loại hình di tích Khảo cổ học Lịch sử mộ táng cơ bản hiện hữu ở Nam Bộ đặt trong khung cảnh Việt Nam thời trung và cận đại.
Chuyên khảo với mục đích giữ cho bằng được cái giá trị văn hóa dân tộc, theo như tinh thần của Federico Mayor, Tổng giám đốc Unesco đã nói "Cần phải giữ gìn cho được mọi giá trị văn hóa dân tôc, dù cho nó chỉ còn là những mảnh vỡ nhỏ. Bởi vì, văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng người, thậm chí của một cá thể, là những điều không thể thay thế được".
Đồng Tập Trận còn được người Pháp gọi là Đồng Mả Mồ (Plaine des Tombeaux).
Đồng Tập Trận còn được người Pháp gọi là Đồng Mả Mồ (Plaine des Tombeaux).
"Chẳng có ai đến Sài Gòn chỉ trong một ngày mà lại không nghe
nói đến ít nhất về cái nghĩa địa bao la này được gọi dưới cái tên là
Đồng Mả Mồ. Đồng này trải dài bên phải của con đường chiến lược (rue
strategique, nay là đại lộ 3 tháng 2), từ Sài Gòn đến Chợ Lớn
và bị cắt ngang qua đoạn giữa của nó bởi đường Thuận Kiều (nay là đường
Cách mạng Tháng Tám), trong chiều ngược lại các chiến tuyến Kỳ Hòa (Chí
Hòa), như thể tạo thành một diện tích rộng nhiều dặm vuông. Những tháp
trụ nhỏ góc vuông hay lục giác, những ngôi chùa thu nhỏ với cửa hình
vòng cung và rồng bằng đá, những núm đất có bốn góc, một vùng đất khô
cằn, bụi bặm, chỉ lỏng khỏng và họa hoằn vài chòm cây cằn cỗi, đó là bộ
mặt của cánh đồng nổi tiếng này." Raoul Postel đã mô tả lại cánh Đồng Mả Mồ trong tác phẩm L’ extrême-Orirenh, Cochinchine, Annam Tonkin.
"Khỏi chợ Cây Da Thằng Mọi,
có một cánh đồng rộng lớn trống trải và cây cỏ mọc tùm lum nhiều chỗ.
Ngày nay nhà cửa cất lấp bít bùng không còn nhìn được nơi nào, chớ xưa
kia đây là "Đồng Tập Trận", cũng gọi là Mả Ngụy" hay "Mả Biền Tru" theo học giả Vương Hồng Sển.
No comments