Lưu Vĩnh Phúc (1837-1917) - Quân Cờ Đen
Lưu Vĩnh Phúc (1837-1917)
Lưu Vĩnh Phúc (1837—1917), tự Uyên Đình, người Khâm Châu, Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây), là một quân nhân Trung Quốc thời kỳ nhà Thanh. Ông là tổng thống thứ nhì và cũng là cuối cùng của Đài Loan dân chủ từ ngày 5 tháng 6 năm 1895 cho tới ngày 21 tháng 10 năm 1896.
Lưu Vĩnh Phúc (1837—1917)
Quân Cờ Đen
Sở dĩ gọi là Hắc Kỳ Quân vì Lưu Vĩnh Phúc ra lệnh cho quân dùng lá cờ đuôi nheo màu đen làm cờ hiệu. Lá cờ đen có chòm sao Bắc Đẩu hoặc chữ ” LƯU” luôn được giơ cao, đi đầu trong những cuộc hành quân của toán quân này.
Cờ hiệu của quân cờ Đen.
Cờ hiệu của quân cờ Đen, bị bắt bởi người Pháp tại Hòa Mộc (2 tháng 3 năm 1885) và bây giờ được trưng bày trong Bảo tàng l'Armée, Paris
Hai lính Quân Cờ Đen bị bắt trong trận Tuyên Quang.
Lính Cờ Đen và cờ hiệu trong tay.
Quân Cờ Đen tổ chức phục kích.
Tranh vẽ Quân Cờ Đen.
Tranh vẽ Quân Cờ Đen.
Lưu Vĩnh Phúc lãnh đạo quân Cờ Đen tại Đài Loan chống lại quân xâm lược Nhật Bản
Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen tại Cao Hùng, Đài Loan.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc sau 14 năm hoạt động (1851-1864) bị triều đình phong kiến Mãn Thanh đàn áp đẫm máu; nhiều toán nghĩa quân phải dạt vào miền Bắc nước ta gây lên hoạ thổ phỉ ở nước ta cuối thế kỷ XIX, đám tàn quân này có sự phân hoá thành nhiều dư đảng khác nhau:
Quân “Cờ Trắng” do Bàn Văn Nhị cầm đầu cướp bóc nhân dân ở vùng Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Quân “Cờ Vàng” do Hoàng Sùng Anh, Diệp Tài cầm đầu lại nổi lên cướp phá ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Quân Cờ Đen ở vùng Sơn Tây là toán quân mạnh nhất trong các toán cướp, khi vào Việt Nam trên đường đi Cờ Đen cho gia nhập những toán cướp người Choang Quảng Tây, vào Việt Nam năm 1865
Ở miền Bắc quân Cờ Đen đụng độ với một nhóm thổ dân chống đối nhà Nguyễn và giết thủ lĩnh của họ nên triều đình nên nhân cơ hội đó nhà Nguyễn ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức vị Cửu phẩm bách hộ để tiếp tục công việc bình định vùng này. Năm 1868 quân Cờ Đen kéo quân lên chiếm châu Bảo Thắng, Lào Cai tự tiện thu thuế, khai khoáng, cướp bóc khắp nơi, quan quân nhà Nguyễn cũng không ngăn cản được.
Năm 1869, quân Cờ Đen đánh tan tác quân Cờ Vàng, do chiến thắng quân Cờ vàng mà quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc chính thức được chính quyền nhà Thanh bảo trợ, ngược lại Lưu Vĩnh Phúc cũng xóa bỏ mặc cảm khi trước, hạ lệnh cho thủ hạ dóc tóc kiểu Mãn Châu để tỏ lòng trung thành với nhà Thanh. Mặc dầu trước khi đó Lưu Vĩnh Phúc là tội phạm nhà Thanh. Mặt khách quân Cờ Đen vẫn được triều đình Huế chu cấp lương bổng, vũ khí và trở thành đội quân đánh thuê cho triều đình Huế.
Ngày ngày 21 tháng 12 quân Cờ Đen phối hợp với quân triều đình Huế tiến đánh Hà Nội, sau khi Hà Nội bị Pháp chiếm ngày 20 tháng 11 năm 1873 . Đại úy Pháp là Garnier dẫn một toán quân ra chặn đánh nhưng bị giết chết tại Cầu Giấy.
Francis Garnier bị quân Cờ đen đâm chết ở Cầu Giấy.
Bia tưởng niệm Francis Garnier gần Cầu Giấy, Hà Nội.
Mộ của Francis Garnier tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn.
Tới tháng 10 năm Giáp Tuất (1874), theo lời xin của Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc được thăng chức quyền Tam Tuyên quân vụ đề đốc tước vị nam, kiêm coi các đạo.
Ngày 25 tháng 4 năm 1882, Pháp chiếm thành Hà Nội. Ngày 19 tháng 5 năm 1883 quân Cờ Đen từ Sơn Tây kéo ra Hà Nội. Trung tá Pháp là Henri Riviere chặn đánh ở Cầu Giấy, bị trúng đạn chết. Quân Cờ Đen cắt lấy đầu Riviere rồi rút về Sơn Tây.
Lính pháo binh Pháp đang oánh nhau với quân Cờ Đen, không rõ ở đâu, trên cây còn treo mấy cái đầu.
Những người lính Algérie chiến đấu với quân Cờ Đen.
Những người lính Algérie chiến đấu với quân Cờ Đen.
Riviere trong trận Cầu Giấy.
Riviere bị quân Cờ Đen phục kích và bị giết ngày 19/5/1883 tại Cầu Giấy, Hà Nội
Bia tưởng niệm Henri Rivier gần Cầu Giấy, Hà Nội.
Cầu Giấy, nơi mà Henri Rivier bị quân Cờ Đen giết chết năm 1883, ảnh chụp có lẽ ngay sau trận ấy.
Ngày 13 tháng 12 năm 1883, Pháp tấn công Sơn Tây, quân Cờ Đen thủ thành và bắn trả rất ác liệt, đôi bên cùng thiệt hai nặng, tới ngày 16 tháng 12 thành Sơn Tây thất thủ, quân Cờ Đen rút về thành Hưng Hóa nay thuộc Tam Nông, Phú Thọ.
Đồn lính Pháp trên thành Sơn Tây năm 1884.
Ngày 7 tháng 3 năm 1884 Pháp tấn công Bắc Ninh, đến ngày 13 chiếm được thành, quân Cờ Đen từ Hưng Hóa tới thì thành Bắc Ninh đã mất rồi nên lại kéo về Hưng Hóa. Trên đường đi Cờ Đen tràn vào Hương Canh thảm sát ngày 28 tháng 2 (tức mùng 2 tháng 2 âm lịch) và trên đường về tràn vào làng Mộ Đạo, nay thuộc xã Đạo Đức giết 200 người vào tháng 3 cùng năm ấy. Hiện còn tấm bia có tên “TUẪN NGHĨA ĐÀN” ghi lại sự kiện ấy.
Chiến hào do quân Cờ Ðen dựng lên ở gần Bắc-Ninh.
Ngày 11 tháng 4 năm 1884 Pháp đánh thành Hưng Hóa đến ngày 12 tháng 4 quân và Cờ Đen rút về Lâm Thao rồi Tuyên Quang.
Ba vòng chiến lũy bằng tre của quân Cờ Đen ở phía Bắc Hưng-Hóa.
Sau khi chiến tranh Pháp-Thanh (1884-1885) tại miền Bắc Việt Nam kết thúc Lưu Vĩnh Phúc phụng mệnh vua Quang Tự trở về Trung Quốc, bị ép phải giải tán quân Cờ Đen vào tháng 6 năm 1885. Số quân lính không về Trung Quốc ở lại Việt Nam sẵn vũ khí quay ra làm giặc cướp và bị người Pháp dẹp trong năm sau 1886.
Tuy được sự bảo trợ của triều đình Huế và cũng đã nhiều lần phối hợp với quân triều đình chống Pháp. Nhưng về bản chất quân Cờ Đen xuất thân từ những toán cướp nên đi đâu cũng gây nên cảnh cướp bóc, dân chúng miền Bắc thời đó hết sức thống khổ.
No comments