Ải Nam Quan và Ải Bắc Quan.
Ải Nam Quan
Ải Nam Quan (nghĩa là Cửa ải nhìn về phương Nam), là một cửa khẩu biên giới
của Trung Quốc trên biên giới Trung Quốc - Việt Nam. Ải Nam Quan dựng từ năm
Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh
Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Đại Nam Quan", phía đông
là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây
gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn
Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có
khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở.
Bản đồ thể hiện khu vực biên giới Việt-Trung.
Hình ảnh chuột Mickey cầm súng đứng gác giúp ta ước đoán bức ảnh được chụp
vào những năm 30, khi hình tượng chuột Mickey trở nên nổi tiếng khắp thế
giới. Bảng chỉ dẫn mang dáng hình cửa ải ghi rõ khoảng cách từ Đồng Đăng đến
Ải Nam Quan do nhà Thanh dựng lên là 4 km. Hoạt động canh giữ cửa khẩu biên
giới thể hiện qua số lượng binh sĩ và các xe quân sự.
Chỉ dẫn ghi trên tường: Đường sang Trung Hoa đi tới cổng Nam Quan. Hình này
chụp từ bên đất Đồng Đăng.
Đồng Đăng - Đồn canh của Pháp trên đường biên giới. Nhìn về phía Nam của Ải
Nam Quan. Đã hiện ra vệt mờ của bức tưòng thành trên sườn dốc của ngọn núi
bên phải dẫn tới điểm cao nơi đặt đồn canh của Pháp.
Đường lên biên giới Việt - Trung đi qua những ngọn núi. Đường mòn quanh co,
gập ghềnh qua những sườn dốc nguy hiểm.
Làng Nậm Quất của Trung Quốc. Đây là ngôi làng đầu tiên gặp phải sau khi đi
qua của ải Nam Quan của Trung Quốc.
Dòng lưu bút ghi ngày 17.04.1911. Bưu cục Lạng Sơn đóng dấu ngày
19.04.1911. Làng Nậm Quất giữa hình.
Ngôi làng Làng Nậm Quất. Hai dãy nhà lá nằm bên con đường lát đá. Đây có lẽ
là khu dân cư, cuối đường có một khu nhà ngói khang trang hơn có lẽ là doanh
trại hoặc khu gia binh
Phong cảnh đường đi Long Châu.
Một ngôi miếu ở gần Ải Nam Quan.
"Đồn và lô cốt địa đầu Bắc Bộ" - Nam Quan: Cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồn
biên giới Trung Quốc và lô cốt Pháp.
Viên quan nhà Thanh cùng tùy tùng mang cờ phướn khi sang giao tế vùng đất thuộc Pháp.
Hình trên là cửa ải Nam Quan được Tàu xây lại sau khi cửa ải cũ bị thiếu
tướng Pháp De Négrier cho phá tan khi đánh đuổi quân Tàu trong trận chiến
chiếm lại Lạng Sơn năm 1885.
Hai phía Ải Nam Quan của Việt Nam cũng có hai bờ tường chạy về hai ngọn
núi, nhưng ngắn hơn và có hình bậc thang.
Ải Nam Quan (trước) năm 1905. Dù hướng chụp chính diện làm cho cửa quan của
Việt Nam lẫn vào công trình đồ sộ của nước lớn Trung Hoa, nhưng vẫn thấy rõ
hai tầng mái của hai cửa quan. Hai phía Ải Nam Quan của Việt Nam cũng có hai
bờ tường chạy về hai ngọn núi, nhưng ngắn hơn và có hình bậc thang.
Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Hướng chụp vẫn từ phía Việt Nam. Người chụp
đứng trên sườn núi, ngay sau phia bức tường đá. Quả là người Trung Hoa rào
rậu rất kĩ. Trấn Nam Quan (cửa quan của Trung Hoa) xây liền sau bờ tường
thành chạy từ trên ngọn núi đá vôi xuống. Chỗ cao nhất của bờ thành gần tới
mái của cửa quan. Bên trái bức ảnh, ở lưng chừng núi có một công trình giống
ngôi miếu.
Sang địa phận Trung Hoa. Đối diện với cổng có một bức bình phong chắn
ngang.
Các quan chức Pháp - Hoa chụp ảnh kỉ niệm bên bức bình phong. Bức bình
phong này che chắn không cho người ở cổng Bắc Quan dòm ngó sang đất Tàu.
Ải Nam Quan nhìn từ điểm cao phía Trung Hoa. Vẫn thấy rõ bức bình phong
và cụm nhà ngói trước cổng quan. Trên đỉnh núi bên trái có một danh trại
khá lớn. Lúc này Ải Nam Quan chỉ còn một mái.
Dấu bưu điện 1911. Hãy để ý đến hai người đàn ông mặc Âu phục mầu trắng
đứng gần bức tường bao của cụm nhà trước cổng quan. Vóc dáng, tư thế, và
đồng phục cho biết họ có thể là những viên chức Pháp làm việc tại văn phòng
quản lý biên giới. Cụm nhà nhỏ nơi họ đứng trước kia Quan Đế Miếu (miếu thờ
Quan Công).Ta dễ dàng nhận thấy Trấn Nam Quan chỉ còn một mái lầu và xuất
hiện hàng lan can.
Những đứa trẻ Trung Hoa trong đất Mục Nam Quan. Mục này được tu sửa thêm do
các viên quan trông nom, nhưng vẫn còn giữ bức bình phong che chắn. Ta dễ
dàng nhận thấy Trấn Nam Quan chỉ còn một mái lầu và xuất hiện hàng lan
can.
Ải Nam Quan năm 1931, lúc này đã không còn phần lầu.
Ải Bắc Quan
Quan sát bức hình cho thật kỹ ta thấy: Có một căn nhà nhỏ, tường xây ...
Đó chính là "CỬA BẮC QUAN" hay là "CỔNG BẮC QUAN" hay là 'TRẤN BẮC QUAN",
hay là " ẢI BẮC QUAN". Có nghĩa là khách trước khi đi sang bên kia đất
Trung Hoa phải trình giấy tờ ở cửa (cổng) này. Cổng này gọi là "Công
quán", bây giờ gọi là "Cửa khẩu", "Cửa ải", hay là "Đồn biên phòng", hay
là:"Trạm hải quan". Cổng này chính là ẢI BẮC QUAN do triều đình An nam xây
lên.
Tổ Tiên ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước , muốn đứng vững trước kẻ láng giềng rộng lớn hung hãn, để "thủ đất", để giữ "thế nước" mảnh đất nhỏ hẹp phương Nam, Tổ Tiên ta chỉ xây "CỔNG BẮC QUAN" nhỏ xíu chỉ bằng 1/10 "TRẤN NAM QUAN" của Tàu. Ý nói rằng: Chúng tôi không có ý nhòm ngó đất Bắc, (dù trong lịch sử thời nhà Lý, Tướng quốc Lý Thường Kiệt đã từng cất quân Đại Việt qua đánh hạ 3 thành châu Liêm, Khâm, Ung đất Quảng Châu, Quảng Tây 1075-1076. Ở đây chúng tôi cũng xin nấn mạnh ý nghĩa của từ "Trấn Nam Quan"; đấy là Tàu ở đất Quảng Châu Quảng Tây vẫn còn ngay ngáy sợ quân Đại Việt của Lý Thường Kiệt). Ý của tổ tiên chúng tôi là muốn bày tỏ sự khiêm cung của một nước nhỏ, thưa dân, tài vật ít ... chỉ xây cổng nhỏ.
Tổ Tiên ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước , muốn đứng vững trước kẻ láng giềng rộng lớn hung hãn, để "thủ đất", để giữ "thế nước" mảnh đất nhỏ hẹp phương Nam, Tổ Tiên ta chỉ xây "CỔNG BẮC QUAN" nhỏ xíu chỉ bằng 1/10 "TRẤN NAM QUAN" của Tàu. Ý nói rằng: Chúng tôi không có ý nhòm ngó đất Bắc, (dù trong lịch sử thời nhà Lý, Tướng quốc Lý Thường Kiệt đã từng cất quân Đại Việt qua đánh hạ 3 thành châu Liêm, Khâm, Ung đất Quảng Châu, Quảng Tây 1075-1076. Ở đây chúng tôi cũng xin nấn mạnh ý nghĩa của từ "Trấn Nam Quan"; đấy là Tàu ở đất Quảng Châu Quảng Tây vẫn còn ngay ngáy sợ quân Đại Việt của Lý Thường Kiệt). Ý của tổ tiên chúng tôi là muốn bày tỏ sự khiêm cung của một nước nhỏ, thưa dân, tài vật ít ... chỉ xây cổng nhỏ.
Khoảng cách chụp gần lại, phân biệt rất rõ hình dáng của hai cửa ải.
Cận cảnh hai Ải Nam Quan và Ải Bắc Quan.
Toàn cảnh Ải Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng. Đã thấy rõ hai cửa quan: cửa
của Việt Nam nhỏ bé, khiêm nhường, một tầng mái, cửa của Trung Hoa lớn hơn,
hai tầng mái. Một dải tường thành chạy lên núi từ hai bên cửa quan Trung
Hoa. Trên con đường chạy về cận cảnh bức ảnh có một số nhân vật đang di
chuyển. Rõ ràng, mặc dù về mặt tự nhiên đây là vùng rừng núi, nhưng cả người
Pháp và nhà Thanh đều chủ ý để khu vực cửa khẩu trơ trọc nhằm theo dõi mọi
biến động.
Ải Bắc Quan nhìn từ phía Việt Nam.
Bức ảnh với nhiều chú thích.
Cận cảnh Ải Bắc Quan. Chính người Pháp chụp ảnh còn sai lầm giửa Ải Nam
Quan và Ải Bắc Quan. Bức ảnh trên thấy rõ ràng về hai cổng ải. Trạm nhỏ phía
trước chính là ải Bắc Quan. Phía sau to lớn hai tầng chính là Mục Nam Quan.
Người Pháp gọi là cổng Nam Quan. Ta gọi là Ải Nam Quan. Thật ra ta phải gọi
là Mục Nam Quan mới nói lên thâm ý của Tàu (nhìn về phương Nam).
Ải Nam Quan nhìn từ phía lãnh thổ Việt Nam (phía bên kia có xây bức bình phong là địa bàn TP Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây TQ).
Một bức ảnh vô cùng quý hiếm với cận cảnh hình trang trí trên cửa Ải Bắc
Quan.
Ải Bắc Quan.
Một tốp lính và sĩ quan Pháp trước cổng Ải Bắc Quan.
No comments