Cửu Vị Thần Công
Cửu Vị Thần Công
Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công được đúc năm Gia Long thứ hai (1803) sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Bắt đầu vào ngày 31/1/1803, hoàn tất vào
cuối tháng 1 năm 1804. Mỗi khẩu dài 5,10m, nặng hơn 17.000 cân được đặt
trên một giá súng và giá súng đều được chạm trổ cực kỳ công phu, tinh
xảo. Cửu vị thần công xưa được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn. Đến đời vua Khải Định, chúng được dời ra tại vị trí như ngày nay.
Cửu vị thần công được đúc năm Gia Long thứ hai (1803) để mừng chiến thắng khi đánh bại nhà Tây Sơn.
Người dân đang duy chuyển Cửu Vị Thần Công.
Cửu Vị Thần Công năm 1964-65.
Cửu vị thần công được chia thành 2 nhóm: Nhóm bên tả xếp phía sau cửa Thể Nhơn gồm 4 khẩu, được đặt tên theo 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhóm bên hữu xếp phía sau cửa Quảng Đức gồm 5 khẩu, được đặt tên theo ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ.
Bức ảnh này có lẽ chụp cùng thời điểm với bức ảnh trên.
Cửu Vị Thần Công năm 1964-65 trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam.
Cửu Vị Thần Công chụp năm 1972.
Binh lính Việt Nam Cộng Hòa đang tập trung gần Cửu Vị Thần Công.
No comments