-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh




Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh


Hiển Lâm Các

Hiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng, cùng lúc với Thế Miếu. Được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại. Hiển Lâm Các nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17 m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành.

Tòa nhà chia làm 3 tầng, tầng 1 chia làm 5 gian, hệ thống cột, kèo, đố bản chạm khắc hình rồng, hoa, lá có giá trị nghệ thuật cao. Ở đây có chiếc cầu thang nhỏ bằng gỗ được xem là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị bậc nhất ở Hiển Lâm Các. Tầng 2 chia làm 3 gian. Tầng 3 chỉ có 1 gian, trên nóc dựng một bầu rượu màu vàng khiến cho tòa nhà trở nên thanh thoát.

Yếu tố chính tạo nên sự bền vững của tòa nhà trước gió bão là hệ thống 24 chiếc cột gỗ xuyên suốt cả 3 tầng của tòa nhà. Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng: Hiển Lâm Các là một công trình nghệ thuật đẹp nhất, nổi bật nhất trong Hoàng cung.





Cửu Đỉnh


Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837, dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, tên được lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Và cái đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó.




Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh năm 1930.




Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh năm 1930.





Hiển Lâm Các cao 17 mét đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại





Vua Bảo Đại đi ngang Hiển Lâm Các trong Lễ đăng quang vua Bảo Đại năm 1926.




Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh



Hiển Lâm Các chụp năm 1925.




 Thế Miếu (bên trái) và Hiển Lâm Các (bên phải) năm 1925.




Hiển Lâm Các bị hư hại sau Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968.




Cổng vào Hiển Lâm Các





Cổng vào Hiển Lâm Các, có nhiều lính triều đình ra vào.




 
Lính triều đình Huế bên Cửu Đỉnh năm 1925.




Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837




Cửu Đỉnh 



Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, tên được lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Và cái đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó. Phải mất gần 8 tháng Cửu Đỉnh mới được chính thức hoàn thành.




Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí,...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn



 Cửu Đỉnh đầu thế kỷ 20.




Cửu Đỉnh năm 1939.



Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh sau nhiều biến cố lịch sử vẫn còn tồn tại nguyên vẹn tới ngày nay.



No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.