-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Trận Trân Trâu Cảng nhìn từ không trung


 Trận Trân Trâu Cảng Nhìn Từ Không Trung


Trân Trâu Cảng (Pearl Habor) một căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở quần đảo Hawaii, tiểu bang Hawaii. Nơi tập trung nhiều tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hải quân Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ có chủ đích bằng máy bay vào Trân Châu Cảng. Mục đích của việc tấn công này nhằm cầm chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang tiến hành ở Đông Nam Á. Sau cuộc tấn công bất ngờ, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào Đệ nhị Thế Chiến, bắt đầu chuẩn bị mở các cuộc tấn công ở Thái Bình Dương và châu Âu.

Sau đây là những hình ảnh chụp Trân Châu Cảng từ trên không trung, trước và trong khi cuộc tấn công nổ ra.


 Trân Châu Cảng nhìn về phía tây bắc, trước năm 1940.




  Không ảnh chụp toàn cảnh đảo Ford, phía trên bên phải là tàu sân bay Yorktown (CV-5), xung quanhcác tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đang neo đậu.



Không ảnh chụp hướng về phía nam, cho thấy Hạm đội Hoa Kỳ đã neo đậu tại bến cảng vào ngày 3 tháng 5 năm 1940. Bên phải là lối vào Trân Châu Cảng.

 


 Không ảnh chụp toàn cảnh Trân Châu Cảng, đảo Ford ở giữa hình, xung quanh các tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đang neo đậu.



 Ụ nổi YFD-2 đang vào Trân Châu Cảng, ngày 23/10/1940




Không ảnh nhìn về phía Bắc, với Trạm Hải quân ở tiền cảnh, ngày 7 tháng 1 năm 1941. Trạm Hải quân Đảo Ford nằm ở trung tâm trái. Có khoảng 27 máy bay tuần tra PBY tại cơ sở thủy phi cơ, ở bên trái của đảo Ford.

Tàu sân bay đang neo đậu ở phía xa của đảo Ford là USS Lexington (CV-2). Các tàu khác có thể nhận biết bao gồm USS Wright (AV-1), USS Curtiss (AV-4), USS Oglala (CM-4) và USS Medusa (AR-1).



Không ảnh đảo Ford được chụp vào ngày 10 tháng 10 năm 1941. 
Căn cứ thủy phi cơ góc phải đảo. Có khoảng 20 máy bay tuần tra PBY đỗ tại đó. USS Enterprise (CV-6), USS Curtiss (AV-4) và hai thiết giáp hạm đang neo đậu bên phải đảo Ford.


 Không ảnh nhìn về hướng đông, với Sân bay Không quân Hickam ở trung tâm Trại hải quân Trân Châu Cảng nằm ở trung tâm trái cùng với đảo Ford. ngày 13 tháng 10 năm 1941.


 Căn cứ Tàu ngầm và các bồn chứa nhiên liệu nằm kế bên, ngày 13/10/1941




Căn cứ Tàu ngần năm phía đông Trân Châu Cảng , ngày 13/10/1941




 Không ảnh chụp đảo Ford, bên dưới là tàu sân bay USS Saratoga (CV-3) đang neo đậu, ngày 22/10/1941.




 Không ảnh chụp toàn cảnh Trân Châu Cảng, phía trên là lối vào cảng, chính giữa là đảo Ford, bên trái là Căn cứ Tàu ngầm và khu bãi chứa nhiên liệu nằm kế bên.




  Không ảnh chụp đảo Ford, bên dưới là tàu sân bay USS Lexington (CV-2) đang neo đậu, ngày 10/11/1941.





 Máy bay Nakajima B5N đang bay trên Sân bay Không quân Hickam trong suốt cuộc tấn công. Trân Châu Cảng đang ở phía sau, với khói từ các tàu đang cháy trên đảo Ford và tại nhà máy Hải quân.




Không ảnh chụp từ máy bay Nhật Bản. Chiếc máy bay ném bom của Nhật đang chuẩn bị một cuộc ném bom.




Không ảnh từ máy bay của Nhật trong cuộc tấn công, các con tàu chiến đậu quanh đảo Ford. Các vụ nổ từ USS West Virginia và USS Oklahoma ở phía xa của đảo Ford.
Ở phía gần hòn đảo, ở phía bên trái, USS Utah và USS Raleigh đã bị ngư lôi làm hư hỏng.




Một chiếc ngư lôi đã bắn trúng USS West Virginia ở phía xa của đảo Ford (giữa)  Các thiết giáp hạm khác ở gần đó là (từ trái): Nevada, Arizona, Tennessee (phía trong West Virginia), Oklahoma cùng với Maryland, và California. 

Ở phía bên dưới đảo Ford, bên trái, là những tàu tuần dương hạng nhẹ Detroit, Raleigh, Utah và tàu biển Tangier. USS Raleigh và Utah đã bị ngư lôi bắn. Có thể thấy máy bay Nhật Bản gần vụ nổ ở trung tâm bên phải (trên đảo Ford) và trên hải quân ở bên phải.



Bức tranh sơn dầu Trận Trân Châu Cảng được vẽ bởi Tsuguji Fujita, năm 1942, miêu tả các cuộc tấn công xung quanh đảo Ford.




 Chú thích các Thiết giáp hạm neo đậu tại Trân Châu Cảng đang bị máy bay Nhật tấn công.




Máy bay Nhật Bản tấn công vào khoảng 8 giờ sáng ngày 7 tháng 12, hình được chụp từ một chiếc máy bay của Nhật Bản.  

Từ trái sang phải: Nevada (BB-36); Arizona (BB-39) với Vestal (AR-4) bên ngoài; Tennessee (BB-43) với West Virginia (BB-48) bên ngoài; Maryland (BB-46) với Oklahoma (BB-37) bên ngoài; Neosho (AO-23) và California (BB-44). 

Những vòng gợn sóng trên mặt nước do ngư lôi gây ra. Khói trắng ở khoảng cách là từ Hickam Field. Khói màu xám (kế bên trái) ở khoảng giữa trung tâm là từ chiếc tàu USS Helena bị phóng ngư lôi (CL-50), tại bến tàu 1010 của Hải quân Hoa Kỳ





Các tàu (từ trái sang phải): USS Nevada; USS Arizona với tàu USS Vestal bên ngoài; USS Tennessee với USS West Virginia bên ngoài; USS Maryland với USS Oklahoma bên ngoài; và USS Neosho, chỉ có thể nhìn thấy một phần ở góc phải bên phải.
USS Nevada cũng bị ngư lôi làm hư hại. Một quả bom đã phát nổ gần USS Arizona, kho đạn lúc này chưa nổ. Dầu từ West Virginia và Oklahoma đang chảy ra rất nhiều. USS Oklahoma đang dần nghiêng xuống nước. .




Các tàu được nhìn thấy (từ trái sang phải): USS Nevada; USS Arizona (đang bị cháy) với USS Vestal đậu ngoài trời; USS Tennessee với USS West Virginia đậu ngoài. Khói từ bom nổ ở USS Vestal và West Virginia đang bốc lên cao.




Không ảnh chụp ngày 10 tháng 12 năm 1941, cho thấy thiệt hại từ cuộc tấn công của Nhật vào ba ngày trước đó. Ở phía trên bên trái  USS California (BB-44), với các tàu nhỏ xung quanh.
 
Theo đường chéo, từ trái sang phải sang phải dưới là: USS Maryland (BB-46), bị hư hỏng nhẹ, với USS Oklahoma (BB-37) bị lật. Một chiếc xà lan đang hỗ trợ cứu hộ. USS Tennessee (BB-43), bị hư hỏng nhẹ, với chiếc USS West Virginia (BB-48) bị chìm. USS Arizona (BB-39), bị đánh chìm bởi vụ nổ từ kho đạn gây ra bởi ngư lôi Nhật Bản. 





 Dầu chảy ra từ các Thiếp giáp hạm đang neo đậu ở đảo Ford.



 
  Dầu chảy ra từ các thiếp giáp hạm đang neo đậu ở đảo Ford. USS Oklahoma lúc này đã bị lật.




 Không ảnh phía tây đảo Ford, từ trái sang phải: USS Detroit (CL-8); USS Raleigh (CL-7) bị trúng ngư lôi; USS Utah (AG-16) bị lật sau khi bị trúng hai ngư lôi; và tàu USS Tangier (AV-8)




Những chiếc máy bay và hầm đậu tại Sân bay quân sự Wheeler, Oahu, đang bốc cháy ngay sau khi bị tấn công vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941.




 
 Sân bay quân sự Wheeler  và Trại Schofield  đang bị tấn công. Hầu hết khói là từ các máy bay đang cháy trên Sân bay Wheele. 




Nhà chứa máy bay và máy bay đang cháy tại căn cứ thủy phi cơ của Không lực Hải quân Đảo, trong hoặc ngay sau khi cuộc không kích của Nhật Bản. Cánh của một chiếc máy bay tuần tra "Catalina" PBY ở giữa bên trái.



Căn cứ không quân Thủy quân lục chiến Vịnh Kaneohe, tháng 12/1941




Căn cứ không quân Thủy quân lục chiến Vịnh Kaneohe, tháng 12/1941.




Không ảnh chụp ngày 10 tháng 12 năm 1941, cho thấy thiệt hại từ cuộc tấn công của Nhật vào ba ngày trước đó. Ở phía trên tàu khu trục Shaw (DD-373), trôi nổi ở một góc.
Tàu tuần dương Helena (CL-50) đang ở Drydock số 2, ở giữa để sửa chữa. Drydock số 1 (bên dưới) chứa các tàu Pennsylvania (BB-38) và các tàu khu trục Cassin (DD-372) bị lật và Downes (DD-375).




Không ảnh chụp vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, ba ngày sau cuộc không kích của Nhật Bản. Một nhà chưa máy bay bị thiệt hại (trái).  

Trong số các máy bay trong khu vực này có khoảng 17 máy bay tuần tra PBY, nhiều máy bay bị mất cánh và hư hỏng nặng. USS Curtiss (AV-4) nằm phía bên phải. Một phần của Trạm hải quân Trân Châu Cảng là ở dưới hình ảnh, với USS Shaw (DD-373) trong bãi sữa chữa.




Khu vực sữa chữa các tàu bị hư hỏng sau vụ tấn công, ngày 28/7/1942




 Tàu USS California được sữa chữa sau khi cứu hộ, tháng 7 năm 1942.




Không ảnh ngày 28 tháng 7 năm 1942. Đảo Ford ở bên trái, với USS Oklahoma và USS Arizona đang đươc cứu hộ gần đó. USS San Diego nằm ở trung tâm phía trên. USS West Virginia nằm ở Drydock số, ở phía dưới bên trái, và USS California bên cạnh bến tàu ở bên phải.




Tàu sân bay USS Hornet (phải) và tàu sân bay hộ tống USS Long Island đang đậu tại Trân Châu Cảng, ngày 1/8/1942.




 USS Oklahoma đang trong qua trình trục vớt, ngày 29/3/1943.



Ảnh Gốc

http://123link.pw/dixKlad



No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.