-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Hải quân Đế quốc Nhật Bản


Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Hải quân Đế quốc Nhật Bản tên chính thức Hải quân Đế quốc Đại Nhật Bản, thường gọi tắt là Hải quân Nhật, là lực lượng hải quân của Đế quốc Nhật Bản từ năm 1869 khi thành lập cho đến năm 1947 khi nó bị giải tán theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản từ bỏ việc sử dụng vũ lực như là phương cách để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây là lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1920 sau Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Anh, và có lẽ là lực lượng hải quân hiện đại nhất thời điểm cận kề Chiến tranh Thế giới II. Những chiến hạm trong lực lượng này còn được hỗ trợ bằng máy bay và hoạt động không kích từ Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản. 

Hải quân Đế quốc Nhật Bản có nguồn gốc từ những xung đột ban đầu với các quốc gia trên lục địa châu Á, khởi đầu từ đầu thời kỳ trung cổ và đạt đến đỉnh cao trong các hoạt động vào thế kỷ thứ 16 và 17, lúc diễn ra sự trao đổi văn hóa với các cường quốc Châu Âu trong Kỷ nguyên Khám phá. Sau hai thế kỷ trì trệ do chính sách toả quốc do các tướng quân chủ trương trong thời kỳ Edo, Hải quân Nhật Bản đã bị tụt hậu nhiều mặt cho đến khi đất nước bị buộc phải mở cửa trao đổi thương mại do sự can thiệp của Mỹ vào năm 1854. Điều này dẫn đến cuộc Minh Trị duy tân khởi điểm năm 1868. 

Từ sự hồi phục quyền lực về tay Thiên hoàng Meiji là giai đoạn hiện đại hóa và công nghiệp hóa rầm rộ. Lịch sử một chuỗi các chiến thắng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, có lúc chiến đấu với những thế lực mạnh hơn hẳn, như trong Chiến tranh Thanh-Nhật năm 1895 và Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, đã kết thúc và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong những ngày cuối cùng của Thế Chiến II. Hải quân Đế quốc Nhật Bản chính thức giải tán vào năm 1947. 

Đến năm 1954, Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Lục quân Đế quốc Nhật Bản được thay thế bằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bao gồm 3 quân chủng là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.


Thời kỳ 1942-1945, Hải quân Đế quốc Nhật Bản có các quân hàm sau, xếp từ cao xuống thấp:

  • Nguyên soái đại tướng
  • Đại tướng (tương đương đô đốc)
  • Trung tướng (tương đương phó đô đốc)
  • Thiếu tướng (tương đương chuẩn đô đốc)
  • Đại tá (hạm trưởng)
  • Trung tá (chỉ huy)
  • Thiếu tá (phó chỉ huy)
  • Đại úy
  • Trung úy
  • Thiếu úy
  • Thượng đẳng binh tào (trước 1942: Nhất đẳng binh tào)
  • Nhất đẳng binh tào (trước 1942: Nhị đẳng binh tào)
  • Nhị đẳng binh tào (trước 1942: Tam đẳng binh tào)
  • Thủy binh trưởng (trước 1942: Nhất đẳng thủy binh)
  • Thượng đẳng thủy binh (trước 1942: Nhị đẳng thủy binh)
  • Nhất đẳng thủy binh (trước 1942: Tam đẳng thủy binh)
  • Nhị đẳng thủy binh (trước 1942: Tứ đẳng thủy binh)


Tranh vẽ trận Dan no Ura năm 1185.



 Bản sao tàu San Juan Bautista (1613) ở Ishinomaki, Nhật Bản. San Juan Bautista là một trong những chiếc thuyền buồm kiểu phương Tây đầu tiên do Nhật Bản chế tạo. Nó đã vượt qua Thái Bình Dương vào năm 1614. 



 Một chiếc Châu ấn thuyền của Nhật vào năm 1634, kết hợp cả công nghệ đông tây.



 Một chiếc Châu ấn thuyền của Nhật vào năm 1634, kết hợp cả công nghệ đông tây.



Tàu chiến Nhật Shohei Maru năm 1854 được chế tạo dựa trên các bản vẽ kỹ thuật của Hà Lan.



 Kanrin Maru, tàu chiến chạy hơi nước chân vịt đầu tiên của Nhật năm 1857



 Chiếc tàu chiến hơi nước Nhật Bản đầu tiên đóng trong nước, pháo hạm Chiyodagata, 1863.



 Kotetsu (nguyên là chiếc CSS Stonewall), thiết giáp hạm hiện đại đầu tiên của Nhật năm 1869.



 Trận hải chiến Hakodate (1868-1869)



 Học viên pháo binh Hải quân trên chiếc Ryūjō, chung quanh huấn luyện viên người Anh, Trung úy Horse (ホース中尉), đầu năm 1871.



 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, ở Pusan, trên đường đến Đảo Giang Hoa, Triều Tiên, ngày 16 tháng 1 năm 1876. Có 2 chiến thuyền (Nisshin, Moshun) (Mãnh Xuân), 3 tàu quân vận, và một tàu khách chở sứ giả do Kiyotaka Kuroda chỉ huy.



Thủy quân lục chiến Nhật thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản đổ bộ vào Đảo Giang Hoa, Triều Tiên từ chiếc Unyo trong sự kiện Đảo Giang Hoa năm 1875.



 Tàu hộ tống có giáp Kongō năm 1877.



 Chiếc tàu chiến Ryūjō (Long Tương) là kỳ hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản cho đến năm 1881.




Tàu phóng ngư lôi Kotaka năm 1887.



 Cảnh phim video về cuộc chiến hải quân trong cuộc chiến Thanh-Nhật



 Chiếc Matsushima, tàu đô đốc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản do Pháp đóng tại Hải chiến Hoàng Hải năm 1894.



 Pháo Canet 12,6 in trên chiếc Matsushima.



 Các lực lượng quân Trung Quốc, với các cố vấn nước ngoài, đầu hàng Đô đốc Sukeyuki Ito tại Trận Uy Hải Vệ năm 1895.



 Hải quân Nhật dưới sự chỉ huy của sĩ quan chỉ huy Anh Seymour trong cuộc Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn (1899-1901).



Thiết giáp hạm Mikasa, trong số những tàu chiến mạnh nhất thời bấy giờ, năm 1905, là một trong sáu tàu chiến được đặt hàng tại xưởng đóng tàu của hãng Vickers tại Barrow-in-Furness, Anh Quốc, vào cuối năm 1898, để được giao cho Nhật Bản vào năm 1902.



 Tàu ngầm hạng Holland 1, kiểu đầu tiên của tàu ngầm Hải quân Đế quốc Nhật Bản, được mua trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).



 Mikasa, tàu chiến mạnh nhất vào thời của nó, năm 1905.



Thiết giáp hạm Satsuma là con tàu đầu tiên trên thế giới được thiết kế và đặt lườn như một thiết giáp hạm toàn súng lớn.

 Tàu thủy mang thủy phi cơ Wakamiya của Nhật Bản thực hiện cuộc không tạc từ biển đầu tiên của thế giới tháng 9 năm 1914.



 Đô đốc Togo Heihachiro cùng các thành viên trong Phái bộ Quân sự Pháp tại Nhật Bản (1918-1919) tại Gifu.



 Tàu tuần dương bọc thép Nhật Bản Nisshin tại Địa Trung Hải (Malta, năm 1919).



 Đại úy Sempill đang trình bày chiếc Sparrowhawk cho Đô đốc Togo Heihachiro năm 1921.



Hōshō, chiếc đầu tiên trên thế giới được thiết kế từ đầu theo mục đích tàu sân bay, hoàn thành năm 1922.



 Tuần dương hạm Nhật Bản Izumo tại Thượng Hải, 1937.


Hạm đội Hải quân Đế quốc Nhật Bản năm 1940.



Yamamoto Isoroku là một đô đốc tài ba của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

 Chuẩn đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản K. Matsuyama, , cùng ba sĩ quan hải quân khác vào khoảng năm 1940.



 Một chiếc tàu ngầm thuộc Lớp I-400, kiểu tàu ngầm lớn nhất của Thế Chiến II.



 Yamato, chiếc thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử, năm 1941.



 Máy bay trên tàu sân bay Shokaku chuẩn bị cất cánh để tấn công Trân Châu Cảng năm 1941.



 Cuộc thi đấu sumo của Hải quân Nhật Bản được tổ chức trên chiến hạm Kashima vào khoảng tháng 5 năm 1942 tại Quần đảo Truk, Micronesia. 



Các binh sĩ Hải quân Hoàng gia Nhật Bản tuần tra trên đảo Natsujima, hay đảo Tonowas vào khoảng tháng 5 năm 1942 tại Quần đảo Truk, Micronesia.


 Tàu ngầm I-8 tại Brest, Pháp năm 1943.



 Máy bay cảm tử Mitsubishi Zero chuẩn bị tấn công thiết giáp hạm Missouri Hoa Kỳ.



 Máy bay phản lực đầu tiên của Nhật Bản, chiếc Nakajima J9Y Kikka của Hải quân năm 1945.



 Các thủy thủ Nhật bên cạnh chiếc tàu huấn luyện JDS Kashima của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, tại Trân Châu Cảng, ngày 4 tháng 5 năm 2004.





No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.