-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đồng Tập Trận (Mả Ngụy)


Đồng Tập Trận (Mả Ngụy)

 

Đồng Tập Trận hay còn được gọi là Mô Súng, là Mả Ngụy (hay Mả Biền Tru) là một cánh đồng nổi tiếng, gồm hàng ngàn hecta, từng là nơi luyện tập và diễu binh của quân đội nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, song nó đã biến mất từ lâu trong quá trình đô thị hóa. Theo tài liệu, thì Cánh đồng ấy nay ở hai bên đường 3 tháng 2 và Điện Biên Phủ, thuộc quận 10 và quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) . 

Gọi là "Mô súng" vì nơi đây có các mô đất cao đặt các khẩu súng đại bác để phục vụ cho công tác huấn luyện của quân đội nhà Nguyễn (xem lời kể của học giả Trương Vĩnh Ký ở bên dưới). Theo nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, thì vị trí các "mô súng ở gần Mả ngụy", tức ở khu vực Ngã Sáu (Công trường Dân Chủ) ngày nay.  

Gọi là "Mả Ngụy" (hay "Mả Biền Tru") vì nơi đây có một ngôi mộ chung chứa 1.831 xác người gồm "già trẻ trai gái" ngay sau khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bị quân đội nhà Nguyễn đánh dẹp vào tháng 7 năm Ất Mùi (1835) .  Ngày nay khoảng gần Ngã Sáu (Công trường Dân Chủ), đường Cách mạng Tháng Tám và đầu đường 3 tháng 2, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng nó còn được người Pháp gọi là Đồng Mả Mồ (Plaine des Tombeaux).





Nối kết các lời kể ấy, có thể hình dung rằng đây là một cánh đồng rộng lớn, bắt đầu ở khoảng khu vực Ngã Sáu Công trường Dân Chủ, trải dài theo đại lộ 3 tháng 2 và đường Điện Biên Phủ, khu vực Ngã Bảy (nơi có đường Lý Thái Tổ chạy qua) cho đến tận khu Trường đua Phú Thọ. 
  • Đỏ: đường 3 tháng 2, Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ
  • Vàng: khu vực Mả Ngụy


Bản đồ khu vực Chợ Lớn năm 1874, miêu tả ở dọc đường Nguyễn Trãi bên trái là Đồng Mả Mồ (Plaine des Tombeaux).




  Đồng Tập Trận năm 1866.



Đồng Tập Trận năm 1866.



Đồng Tập Trận năm 1866.



  Đồng Tập Trận năm 1866.



 Đồng Tập Trận năm 1890.



  Đồng Tập Trận năm 1890.



  Đồng Tập Trận năm 1890.



 "Hàng năm, sau Tết ít lâu, ông (chỉ Lê Văn Duyệt) tổ chức diễn tập quân đội của lục tỉnh nơi đồng Tập trận (trong cánh đồng Mồ mả) nay có các cột dây thép gió. Cuộc thao diễn ấy được quan niệm dưới hai khía cạnh vừa chính trị vừa tôn giáo, đúng hơn là mê tín. Cuộc thao diễn có mục đích khoa trương lực lượng sẵn sàng đàn áp mọi cuộc gây rối, đồng thời để xua đuổi ma quỷ xấu xa." trích trong bài "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận"  của Học giả Trương Vĩnh Ký.



Đồng Tập Trận còn được người Pháp gọi là Đồng Mả Mồ (Plaine des Tombeaux).



Đồng Tập Trận còn được người Pháp gọi là Đồng Mả Mồ (Plaine des Tombeaux).




Đồng Tập Trận còn được người Pháp gọi là Đồng Mả Mồ (Plaine des Tombeaux).



"Chẳng có ai đến Sài Gòn chỉ trong một ngày mà lại không nghe nói đến ít nhất về cái nghĩa địa bao la này được gọi dưới cái tên là Đồng Mả Mồ. Đồng này trải dài bên phải của con đường chiến lược (rue strategique, nay là đại lộ 3 tháng 2), từ Sài Gòn đến Chợ Lớn và bị cắt ngang qua đoạn giữa của nó bởi đường Thuận Kiều (nay là đường Cách mạng Tháng Tám), trong chiều ngược lại các chiến tuyến Kỳ Hòa (Chí Hòa), như thể tạo thành một diện tích rộng nhiều dặm vuông. Những tháp trụ nhỏ góc vuông hay lục giác, những ngôi chùa thu nhỏ với cửa hình vòng cung và rồng bằng đá, những núm đất có bốn góc, một vùng đất khô cằn, bụi bặm, chỉ lỏng khỏng và họa hoằn vài chòm cây cằn cỗi, đó là bộ mặt của cánh đồng nổi tiếng này."  Raoul Postel đã mô tả lại cánh Đồng Mả Mồ trong tác phẩm L’ extrême-Orirenh, Cochinchine, Annam Tonkin.



 "Khỏi chợ Cây Da Thằng Mọi, có một cánh đồng rộng lớn trống trải và cây cỏ mọc tùm lum nhiều chỗ. Ngày nay nhà cửa cất lấp bít bùng không còn nhìn được nơi nào, chớ xưa kia đây là "Đồng Tập Trận", cũng gọi là Mả Ngụy" hay "Mả Biền Tru" theo học giả Vương Hồng Sển.



"...Vui vì xe chạy một đỗi, thấy di tích Đồng Tập Trận mênh mông (nay là đại lộ Lý Thái Tổ). Sách nói khi xưa, làm con đường này gặp nhiều mả mồ (ắt chốn Đồng Tập Trận cũ)..."
theo học giả Vương Hồng Sển.


"...Đồng Tập Trận cũng gọi là Mô súng, sau này mới gọi là Mả Ngụy" 
theo học giả Vương Hồng Sển.


"Nằm giữa các đường 3 tháng 2, Lê Đại Hành, Lữ Gia và Lý Thường Kiệt là khu Trường đua Phú Thọ,...trước kia là một phần của một vùng đất hoang vắng phía Tây Bắc thành phố, gọi là Đồng Tập Trận. Đây là một vùng rất khó kiểm soát và gây nhiều khó khăn cho công việc bảo vệ thành phố"
Trích thêm lời kể của tác giả Nguyên Thanh.



 Các mồ mả ở khu vực Phú Thọ, phía bên phải đường Trần Quốc Toản (đường 3 tháng 2), hướng từ Sài Gòn về Chợ Lớn.



  Các mồ mả ở khu vực Phú Thọ, phía bên phải đường Trần Quốc Toản (đường 3 tháng 2), hướng từ Sài Gòn về Chợ Lớn.




No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.