-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Trận thành Gia Định năm 1859

Trận thành Gia Định năm 1859

Trận thành Gia Định năm 1859 là một trận đánh giữa Pháp và nhà Nguyễn vào ngày 17 tháng 2 năm 1859, với ý đồ muốn chiếm cứ thành Gia Định (Đại Nam), sau khi bị cầm chân ở Đà Nẵng liên minh Pháp và Tây Ban Nha đã đưa quân vào Gia Định để đánh chiếm. Trận đánh này được bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859 và kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày. 

Hộ đốc Võ Duy Ninh, đang giữ trọng trách trấn thủ thành, ra lệnh lui quân, bỏ lại hầu hết súng đạn, thóc gạo và hơn trăm chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè. Chạy đến thôn Phước Lý (thuộc tổng Phước Lộc, huyện Tân Bình xưa) Hộ đốc Võ Duy Ninh và Án sát Lê Từ tự vẫn, còn Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực, Lãnh binh Tôn Thất Năng, nhờ sự yểm trợ của đạo quân ứng nghĩa do Lê Huy và Trần Thiệu Chính chỉ huy, nên mang quân chạy về được ụ Tây Thới. 

Tuy thắng trận, nhưng thực dân Pháp không đủ quân để giữ thành, không nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo và luôn bị các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây, nên quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định. 

Vị trí thành Gia Đinh sau này được Pháp xây dựng thành mới mang tên Thành Martin des Pallières. Đến năm Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 (11ème régiment d'infanterie coloniale - 11ème RIC) tiếp quản thành này. Người bình dân bấy giờ thường gọi căn cứ của trung đoàn này là trại Ông-dèm hoặc thành Ông-dèm, đọc trại từ onzième trong tiếng Pháp nghĩa là thứ 11. 

Đến thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa được đổi tên là thành Cộng Hòa và các di tích còn tồn tại đến ngày nay trên giao lộ Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng. 





 Sau khi loạn Lê Văn Khôi được dẹp yên năm 1835, vua Minh Mạng cho phá bỏ thành Bát Quái. Đến năm 1836 ra lệnh xây một thành khác nhỏ hơn ở Đông Bắc thành cũ, gọi là "thành Phụng" hay "thành Phượng", tức là thành Gia Định. 



Sơ đồ thành Gia Định hay còn gọi thành Phụng xây năm 1836, phá năm 1859.


 Bản đồ Sài Gòn năm 1867. Thành Phụng tọa lạc ở bốn con đường:
  • Đông Nam: Nguyễn Du
  • Đông Bắc:  Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Tây Bắc: Nguyễn Đình Chiểu
  • Tây Nam: Mạc Đĩnh Chi 





Đô đốc Pierre-Louis-Charles Rigault de Genouilly, chỉ huy quân Pháp tiến đánh thành Gia Định năm 1859.


 Binh lính quân đội Pháp trong thời gian Pháp xâm lược Đại Nam.




 Binh lính nhà Nguyễn và binh lính Tây Ban Nha.




Bản đồ miêu tả quá trình di chuyển của tàu chiến Pháp khi tiến đánh thành Gia Định. Bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 1859 ở Vũng Tàu, quân Pháp vừa đi vừa tháo gỡ những chướng ngại vật trên sông và triệt phá 12 đồn trại của quân Việt ở hai bên bờ, nên mãi tới chiều 15 tháng 2, quân Pháp mới đến được ụ Hữu Bình (nằm ở gần cầu Tân Thuận ngày nay). Tàu chiến Pháp cập bến và đổ bộ trại công trường Mê Linh (Place Rigault de Ginouilly), đi theo đường Luro (đường Tôn Đức Thắng ngày nay) tấn công thành Gia Đinh.



Tàu chiến Pháp tấn công và phá hủy các pháo đài bảo vệ vũng neo đậu tàu Cap St. Jacques, bởi binh đoàn hải quân do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy, ngày 10 tháng 2 năm 1859.



 Quân Pháp trên thuyền tiến đánh thành Gia Định, Việt Nam, ngày 10 tháng 2 năm 1859.



 Hộ tống hạm Phlégéton bắn phá đồn Cần Giờ, ngày 11 tháng 2 năm 1859.


 Tranh vẽ tàu chiến Pháp đang tiến đánh thành Gia Định, ngày 17 tháng 2 năm 1859.



 Tranh vẽ quân Pháp tấn công thành Gia Định, ngày 17 tháng 2 năm 1859.



 Tranh vẽ thành Gia Định (thành Phụng) năm 1881. Lúc này Pháp đã xây dựng thành Thành Martin des Pallières trên nền thành cũ.



Cổng thành Ông-dèm sau khi được Pháp phá bỏ thành Phụng vào ngày 8 tháng 3 năm 1859.




Tòa cảnh Thành Ông-dèm được xây dựng trên khuôn viên thành Gia Định, đến năm 1963, trong cuộc đảo chính năm 1963, các tòa nhà bên trong này bị phá hủy, chỉ còn mặt tiền thành còn tồn tại tới ngày nay.



Thành Gia Định qua các thời kì cho tới ngày nay, nằm trên giao lộ Lê Duẩn (Thống Nhứt) - Đinh Tiên Hoàng (Cường Để)



 Đại bác của hải quân Pháp, được đúc năm 1868, bên cạnh những khẩu Thần uy tướng quân của quân đội nhà Nguyễn.



Thần công thành Gia Định, đang được trưng bày tại Lăng Ông Bà Chiểu.



No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.