-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Trận Đồng Xoài năm 1965


 

Trận Đồng Xoài năm 1965

Trận Đồng Xoài năm 1965 là một trận đánh lớn đã diễn ra giữa Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận chiến diễn ra tại Đồng Xoài, tỉnh Phước Long, miền Nam Việt Nam, từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 6 năm 1965.

Trận Đồng Xoài bắt đầu vào tối ngày 9 tháng 6 năm 1965, khi Trung đoàn 272 Việt Cộng tấn công và chiếm được trại Lực lượng Dân sự chiến đấu (CIDG) và trại của Lực lượng đặc biệt ở Đồng Xoài. Để đối phó với cuộc tấn công bất ngờ của Việt Cộng, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) đã ra lệnh cho Tiểu đoàn 1 QLVNCH, Trung đoàn 7 Bộ binh, chiếm lại huyện Đồng Xoài. Họ đến chiến trường vào ngày 10 tháng 6, nhưng nhanh chóng bị áp đảo bởi Trung đoàn 271 Việt Cộng gần Thuận Lợi.

Cuối ngày hôm đó, Đồng Xoài bị Tiểu đoàn 52 của QLVNCH chiếm lại. Vào ngày 11 tháng 6, quân tiếp viện VNCH tiếp tục đến với Tiểu đoàn 7 Dù của QLVNCH. Lính nhảy dù VNCH, trong khi tìm kiếm những người sống sót của Tiểu đoàn 1 trong đồn điền cao su Thuận Lợi, đã bị Việt Cộng phục kích gây thiệt hại lớn.

Vào ngày 13 tháng 6, Tướng William Westmoreland đã quyết định đưa các binh lính của Lữ đoàn 173 Dù của Hoa Kỳ vào một trận đánh lớn lần đầu tiên ở Việt Nam, vì ông sợ Việt Cộng có thể chiếm giữ các khu vực trọng yếu ở tỉnh Phước Long. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Việt Cộng đã rút khỏi chiến trường, vì vậy lính nhảy dù Hoa Kỳ được lệnh quay trở lại căn cứ mà không cần chiến đấu.


Trong nỗ lực chiếm lại Đồng Xoài, QLVNCH có 416 binh sĩ thiệt mạng, 174 người bị thương và 233 người mất tích. Tổng số thương vong quân nhân Hoa Kỳ bao gồm 20 binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương và 13 người mất tích. Theo thông tin chính thức của quân Giai Phóng trong  chiến dịch Đồng Xoài, đã loại khỏi vòng chiến 4.459 binh sĩ địch (bao gồm 73 người Mỹ). Hơn nữa, 1.652 vũ khí các loại đã bị tịch thu, 390 vũ khí và 60 phương tiện bị phá hủy, 34 máy bay và 3 máy bay trực thăng đã bị bắn hạ.

Mặc dù Việt Cộng đã giành được một chiến thắng rõ ràng trước các đơn vị chính quy của QLVNCH, họ đã không thoát khỏi thương vong nhẹ. Sau trận chiến, tổng cộng 126 thi thể Việt Cộng đã được tập hợp trong trại Lực lượng đặc biệt và trụ sở huyện. Bất chấp những thất bại nhỏ, chiến dịch Đồng Xoài đã đánh dấu sự trưởng thành nhanh chóng của Sư đoàn 9 Việt Cộng. Vì những nỗ lực của họ trong trận chiến, Trung đoàn 272 (Trung đoàn 2) Việt Cộng đã nhận được danh hiệu 'Đoàn Đồng Xoài' để đánh dấu thành tích của họ.


 
 Trại Lực lượng Đặc biệt Đồng Xoài nơi đặt Sở chỉ huy Cố vấn Hoa Kỳ năm 1965.



 Không ảnh trại Đồng Xoài ngày 10 tháng 6 năm 1965.



Sơ đồ Trại Đồng Xoài.



 Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 2 Quân Giai Phóng quyết tâm đánh dứt điểm chi khu quân sự Đồng Xoài năm 1965.



Chính ủy Nguyễn Văn Quảng về thăm và động viên đơn vị trinh sát Trung đoàn 2 trước khi tấn công chi khu quân sự Đồng Xoài năm 1965.



 Du kích Việt Cộng đang chiến đấu trong trận Đồng Xoài năm 1965



Binh sĩ Trung đoàn 2 quân Giai Phóng đang tiến đánh Đồng Xoài năm 1965.



 Tháp nước ở Đồn điền Thuận Lợi, nơi Đại đội 118 Trực thăng của Hoa Kỳ và Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 7 bị Việt Cộng phục kích sau khi hạ cánh xuống Thuận Lợi.





Sự khốc liệt của trận Đồng Xoài biểu hiện rõ trên khuôn mặt của Trung sĩ Philip Fink, một cố vấn của Tiểu đoàn 52 BĐQ VNCH, đơn vị chịu trách nhiệm chính chiếm lại tiền đồn giữa rừng này từ Việt Cộng, ngày 12 tháng 6 năm 1965.



Một binh sĩ BĐQ phóng nhanh qua một sân đá banh nơi trực thăng vừa đổ quân.



 Một binh sĩ BĐQ Việt Nam đang cố chạy qua khu vực bắn tỉa Việt Cộng trong trận Đồng Xoài năm 1965.



Một binh sĩ BĐQ, vừa phóng ra khỏi con mương này ngay lập tức bị trúng đạn vào hai chân. Anh đang cố nhặt lại vũ khí đánh rơi khi bị trúng đạn.



Không ảnh chụp giao tranh xảy ra ở Trại Lực lượng Đặc biệt Đồng Xoài năm 1965.




Những người lính địa phương quân nhảy ra khỏi con mương nơi đã trở thành cái bẫy chết người khi VC xả súng máy vào đó. Họ phải bỏ xác đồng đội lại ở phía sau. 



 Binh sĩ Biệt Động quân đang tìm chỗ trú tạm, nơi sau đó vài phút đã bị hỏa lực súng máy bắn phá.




Một du kích Cộng sản, phải, bắn một người lính quân chánh phủ Nam VN, đang bị thương nằm trên một bờ đất tại Đồng Xoài, ngày 10 tháng 6 năm 1965. Người lính đang cố gắng vượt qua bờ đất để nhập với các binh sĩ BĐQ vừa được trực thăng đổ xuống cách đó 100 thước.



 Một du kích Việt Cộng đang núp sau con mương trong trận Đồng Xoài năm 1965.



 Máy bay Hoa Kỳ yểm trợ cho binh sĩ VNCH trong trận Đồng Xoài năm 1965.



 Một quả đạn pháo nổ tung trong Trại Lực lượng Đặc biệt Đồng Xoài nơi đặt sở chỉ huy của các cố vấn Hoa Kỳ.



 Dưới hỏa lực yểm trợ, các binh sĩ VNCH đang tiến gần đến vị trí của Việt Cộng trong Trại Lực lượng Đặc biệt Đồng Xoài, nơi Không quân Hoa Kỳ đang oanh tạc.



 Một binh sĩ VNCH vẫn chiến đấu mặc dù đang băng bó khắp mặt trong trận Đồng Xoài, ngày 11 tháng 6 năm 1965.



 Binh sĩ Địa phương quân đang trực chiến bên cạnh hầm trú ẩn trong trận Đồng Xoài năm 1965.



"Binh sĩ tải thương của Biệt Động Quân đang đi ngang qua xác các binh sĩ và thường dân chết trong cuộc tấn công của Việt Cộng vào thị trấn này hôm 10 tháng 6. Phía sau người khiêng băng ca, một lính bị thương đang được dìu tới trạm cứu thương. Bộ chỉ huy Quân sự Mỹ tại Sài Gòn báo cáo có 18 người Mỹ bị giết hay mất tích trong 24 giờ giao tranh xung quanh thị trấn này, ngày 11 tháng 6 năm 1965".


 Thi thể của các binh sĩ VNCH ở  sân bóng đá trước Trại Lực lượng Đặc biệt Đồng Xoài, ngày 11 tháng 6 năm 1965.




Tướng William C. Westmoreland (bên phải), tư lịnh quân đội Hoa Kỳ tại VN, đứng cạnh Thiếu tướng Cao Văn Viên của QLVNCH tại Đồng Xoài ngày hôm qua khi họ thảo luận về các hoạt động tại thị trấn nơi đã là tâm điểm của các cuộc giao tranh mạnh trong tuần vừa qua. Binh sĩ dù Hoa Kỳ đã canh giữ sân bay chính của khu vực này sau khi VC phục kích một tiểu đoàn dù của VNCH, ngày 14 tháng 6 năm 1965.


Những thân cây và cành bị cắt cụt là cảnh nổi bật tại Thuận Lợi, một thị trấn đồn điền cao su ở phía bắc Đồng Xoài, khi một đại đội Biệt Động Quân tiến vào khu vực này ngày hôm nay. Thị trấn đã bị phi cơ Mỹ dội bom hôm Chủ nhật sau khi VC phục kích một tiểu đoàn quân Nhảy Dù Nam VN tại đó hôm thứ bảy. Một ít binh sĩ Dù bị thương đã được tìm thấy. Thị trấn này đã bị phá hủy hoàn toàn, ngày 14 tháng 6 năm 1965.  



 Không ảnh chụp Sở chỉ huy cố vấn Hoa Kỳ ở Đồng Xoài bị phá hủy sau trận chiến.


 
 Tòa nhà hành chính ở Đồng Xoài sau trận chiến ác liệt năm 1965.



Ngôi nhà thờ ở đồn điền cao su Thuận Lợi chỉ còn lại cây thập giá phía trên đỉnh tháp sau trận đánh tại Đồng Xoài, ngày 14 tháng 6 năm 1965. 




 Nhà thờ Đồng Xoài bị hư hại sau trận Đồng Xoài năm 1965.



 Trực thăng của Không quân Hoa Kỳ bị bắn phá bởi Việt Cộng trong trận Đồng Xoài.




  Trực thăng của Không quân Hoa Kỳ bị bắn phá bởi Việt Cộng trong trận Đồng Xoài.




  Trực thăng của Không quân Hoa Kỳ bị bắn phá bởi Việt Cộng trong trận Đồng Xoài.





 Vũ khí tịch thu được từ du kích Việt Cộng trong trận Đồng Xoài năm 1965.



 Binh sĩ Hoa Kỳ được tản thương sau trận Đồng Xoài năm 1965.



 Các binh sĩ bị thương đang được điều trị sau trận Đồng Xoài năm 1965.


Bài báo đưa tin về trận Đồng Xòai và hình ảnh các binh sĩ bị thương đang được điều trị sau trận Đồng Xoài năm 1965.
 
 Người dân được tản thương ra khỏi Đồng Xoài năm 1965.

 Binh sĩ VNCH đang được tản thương trong trận Đồng Xoài năm 1965. 


Bé trai 10 tuổi bế em gái bị thương đến trực thăng di tản, ngày 11 tháng 6 năm 1965.



Một lính Seabee (Công binh Hải Quân Mỹ), nhăn nhó đau vì vết thương trong giao tranh và choáng váng vì sốc sau 30 giờ chiến đấu như trong ác mộng, anh được một binh sĩ Biệt động quân VN giúp đưa đến trực thăng di tản sau trận đánh man rợ tại Đồng Xoài, cách Sài Gòn khoảng 55 dặm về hướng bắc. 





Một binh sĩ BĐQ kéo xác bầm dập của một du kích ra khỏi căn hầm nơi anh ta và nhiều trẻ em trong làng đã chết trong một cuộc đấu lựu đạn.



Một chỉ huy Địa phương quân, những người lính trú đóng thường trực cùng với gia đình họ tại đây để bảo vệ thị trấn này, ngồi sụp xuống con đường rừng khóc nức nở khi biết rằng vợ và tất cả các con mình đã chết trong cuộc giao tranh.




 
Một phụ nữ Việt bị thương và bị bỏng sau trận chiến tại Đồng Xoài năm 1965.




Những người dân Đồng Xoài bị sốc và bị thương chui ra khỏi hầm trú ẩn, nơi họ đã sống sót sau trận giao tranh và các trận không kích trong hai ngày vừa qua.




Một bé gái 12 tuổi chống gậy tập tễnh bước đi với người hàng xóm băng qua một cái sân ngổn ngang các thứ sau trận chiến để tới một trực thăng di tản. Nhà của em đã bị phá hủy; cha, chị gái và anh trai của em đã chết. Mẹ và hai anh em trai khác của em thoát chết và đã tìm lại được em tại một bệnh viện tại Sài Gòn.





"Hình bên trái là bé gái Gian Thị Yến 11 tuổi, được phóng viên ảnh đoạt giải Pulitzer là Horst Faas chụp ít lâu sau khi nhà của em ở Đồng Xoài bị pháo kích phá hủy trong tháng 6 năm 1965. Hôm nay Yến đang tập mỉm cười trở lại, hình bên phải, sau khi tổ chức Kế Hoạch Cha mẹ nuôi (Foster Parents Plan, Inc.) nhận bảo trợ em cùng gia đình. Một phát ngôn viên của tổ chức tình nguyện này cho biết họ đã nhận được "nhiều đề nghị của những nhà hảo tâm" nhằm giúp chăm sóc cho Yến. Tổ chức Foster Parents đã tìm thấy em tại một bệnh viện tại Sài Gòn, thủ đô của VNCH".






"Gian Thị Yén đã mất người cha, một người anh và em gái trong trận chiến đẫm máu ở Đồng Xoài mười ngày trước đây, nhưng em vẫn gắng mỉm cười e thẹn với những người khách đến thăm bên giường bệnh viện.

Nụ cười thoáng qua trên khuôn mặt băng bó của bé gái 12 tuổi, nhưng mắt em vẫn đượm buồn. Đôi chân bị thương của em vẫn còn đau và mái tóc dài của em không còn nữa – nhân viên bệnh viện đã cắt ngắn để những vết thương trên đầu em có thể lành được.Tinh thần em bớt suy sụp khi người mẹ mà em nghĩ cũng đã chết tìm lại được em tại BV Bình Dân ở Saigon.

Yen đã kinh hoàng bỏ chạy khi VC tràn ngập khu nhà dân tại Đồng Xoài. Khi trận chiến lắng dịu, được một y sĩ băng bó các vết thương, nhưng em đã đi lang thang qua những đống đổ nát trong nhiều giờ trước khi các phi công trực thăng Mỹ có lòng trắc ẩn đưa em cùng với một số trẻ em bị thương khác về Saigon. Các em đã được đưa đến một bệnh viện của chính phủ. Cha của Yen, ông Gian Van Doan, là một hạ sĩ trưởng Địa phương quân tại Đồng Xoài, đã bị Việt Cộng giết chết…"





Trong sự ngó chừng canh gác của các binh sĩ VNCH, cuộc tản cư bắt đầu. Nhiều người trong số những dân làng này đã ẩn trốn trong rừng lúc giao tranh diễn ra ác liệt nhất. Họ đã tìm thấy nhà cửa của mình bị phá hủy, nhiều người thân đã chết, đồ đạc gia sản văng tứ tung hay đã bị hủy hoại. Dắt dìu bồng bế con cái, mang theo chút ít đồ đạc còn lại, họ rời khỏi ngôi làng và tiến về phía bãi đáp trực thăng, không một lần nhìn lại phía sau.





Cảnh một gia đình thường dân sống sót sau trận chiến kéo dài 2 ngày đêm ở Đồng Xoài, tháng 6 năm 1965.





Một em nhỏ đầu quấn băng đang đút cơm cho em gái trong khi người mẹ sững sờ nhìn vào hư không.




Khi một người phụ nữ sống trong trang trại tại Newark, Ohio, nhìn thấy bức ảnh này của Horst Faas (phóng viên ảnh của hãng tin Associated Press), bà đã đã đề nghị hãng tin này giúp bà "tìm ra đứa bé (và) khả năng tìm cho em một mái ấm." Chú bé này là người sống sót duy nhất khi các binh sĩ BĐQ Việt Nam tiến vào thị trấn Thuận Lợi đã bị phá hủy. Cơ hội tìm được chú bé này trong một đất nước bị tàn phá bởi cuộc chiến du kích là rất mong manh nhưng Faas và AP đang cố gắng.




"Thành trẻ mồ côi vì trận tấn công của Việt Cộng - Bé gái này là một trong những vấn đề mà toán cố vấn Hoa Kỳ tại Nam VN phải đối mặt. Em ngồi sững sờ trên đống đổ nát ở Đồng Xoài nhìn chằm chằm vào khu rừng mà từ đó Việt Cộng đã kéo đến tấn công hai ngày trước đây. Cha, mẹ, anh chị em của bé gái này đã bị các du kích quân giết. Hàng ngàn trẻ em mồ côi vì chiến tranh này đang được tái định cư tại các trại do Hoa Kỳ hỗ trợ ở gần Sài Gòn".


 Trung đoàn 2 tiêu diệt chi khu Đồng Xoài năm 1965, sau chiến thắng trung đoàn vinh dự được mang tên truyền thống ''Đoàn Đồng Xoài".



 Cờ "Chiến thắng Đồng Xoài 9-6-1965"của Trung đoàn 2 (Trung đoàn 272) quân Giai Phóng.





Các chiến sĩ du kích đang ăn mừng chiến thắng Đồng Xoài năm 1965.




Tượng Đài Chiến Thắng Đồng Xoài ngày nay ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.



No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.