Lăng Gia Long
Lăng Gia Long
Lăng Gia Long hay Thiên Thọ Lăng là lăng mộ của Hoàng đế Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Huế.
Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất.
Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó
có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và
là tên gọi của cả quần sơn này. Từ bờ sông Hương
đi vào lăng có con đường rộng hai bên trồng thông và sầu đông cao vút,
xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột trụ biểu uy
nghi nằm ở ngoài cùng báo hiệu khu vực lăng.
Với chu vi lên đến 11.234,40 m; Thiên Thọ Lăng gồm những lăng sau:
- Lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687).
- Lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1650-1725).
- Lăng Trường Phong của chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738).
- Lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu (1738-1811), vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và là mẹ của vua Gia Long.
- Lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long.
- Lăng Thiên Thọ của vua Gia Long và vợ ông.
- Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng.
Khu vực lăng Gia Long năm 1926.
Khu vực lăng Gia Long.
Những người trông giữ Lăng Gia Long năm 1920-1929.
Bậc thang tại mộ vua Gia Long.
Nhà bia tại khu lăng mộ vua Gia Long.
Sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm trong lăng Gia Long.
Tượng lính ở sân chầu lăng Gia Long.
Tượng lính ở sân chầu lăng Gia Long nhìn hướng ra ngon Ðại Thiên Thọ.
Ngọn Ðại Thiên Thọ à ngọn lớn nhất trong một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng.
Trước có
ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm. Bên trái và
bên phải, mỗi bên có 14 ngọn núi là "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ".
Hồ Dài nằm trước lăng vua Gia Long năm 1920-1929.
Trụ biểu ở lăng Gia Long. Trước đây, đó là những cột báo hiệu, nhắc nhở mọi người phải kính cẩn
khi đi qua khu vực này và có đến 85 cột như vậy trong quần thể lăng Gia
Long. Năm 1859 còn 42 cột và hiện nay du khách chỉ trông thấy 2 cột.
Núi Đại Thiên Thọ với Trụ biểu ở đằng xa và Bửu Thành, bên trong là mộ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.
Bên
trong Bửu Thành có hai ngôi mộ đá, dạng thạch thất, được song táng theo
quan niệm "Càn Khôn hiệp đức" - một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy
chung.
Bên
trong Bửu Thành có hai ngôi mộ đá, dạng thạch thất, được song táng theo
quan niệm "Càn Khôn hiệp đức" - một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy
chung.
Lăng mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu năm 1930.
Lăng mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu năm 1930.
Cổng vào mộ phần bà vợ thứ của vua Gia Long.
Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng.
No comments