-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đi vùng kinh tế mới ở Việt Nam sau năm 1975

 

Đi vùng kinh tế mới ở Việt Nam sau năm 1975


Xây dựng các vùng kinh tế mới là một chính sách của Chính phủ Việt Nam nhằm tổ chức, phân bố lại lao động và dân cư trong cả nước, chuyển một khối lượng lớn dân cư từ các vùng đồng bằng và thành phố tới các vùng trung du, miền núi, biên giới, hải đảo. Chính sách này được triển khai tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 và trên toàn quốc từ sau khi đất nước thống nhất cho đến tận năm 1998. Trong 37 năm, Việt Nam đã di chuyển có tổ chức được 1.368.691 hộ, trong đó di cư trong nội bộ tỉnh là 702.761 hộ với 3 342.253 người, từ tỉnh này sang tỉnh khác là 665.930 hộ với 2.809.373 người.

Sau năm 1975 ngoài lý do kinh tế, việc di dân ra vùng kinh tế mới còn có chủ ý chính trị để giảm số người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa tập trung ở những đô thị, nhất là vùng Sài Gòn để dễ kiểm soát phần tử chống đối. Trong 5 năm 1975-80 Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa về nông thôn 832.000 người. Phương pháp cưỡng bức dân thành thị đi kinh tế mới gồm thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và các nhu yếu phẩm, và cấm trẻ em nhập học khiến đối tượng phải di chuyển ra vùng nông thôn.

Theo lệnh ngày 19 Tháng Năm 1976 thì chính phủ đề ra năm hạng dân thành thị phải chuyển ra vùng kinh tế mới:

  • Dân thất nghiệp 
  • Dân cư ngụ bất hợp pháp
  • Dân cư ngụ trong những khu vực dành riêng cho công chức và quân nhân 
  • Tiểu thương gia, tiểu địa chủ, đại thương gia 
  • Người gốc Hoa, dân theo đạo Công giáo
Chỉ tiêu là di chuyển 1.200.000 dân trong đô thành Sài Gòn ra ngoài thành phố. Con số đại thương gia còn lại ở Thành phố Hồ Chí Minh không được hơn 10% tổng số nguyên thủy.



 Thanh niên lên xe đi khai hoang phục hóa ở vung kinh tế mới năm 1976


 Người dân được đưa đi vùng kinh tế mới ở Củ Chi ngày 16 tháng 4 năm 1976.


 Những ngôi nhà được dụng lên tại vùng kinh tế mới ở Củ Chi ngày 16 tháng 4 năm 1976.



 Người đàn ông cùng hai con nhỏ lên vùng kinh tế mới ở Việt Nam sau năm 1975.



 Theo phương thức sau năm 1975 thì mỗi hộ được phát 500 m² "đất sản xuất" để tự túc trồng trọt lương thực. Trên mảnh đất đó nông dân được quyền canh tác theo ý muốn sau khi đã đóng góp tám giờ mỗi ngày cho hợp tác xã. Chính phủ sẽ giúp đỡ trong sáu tháng đầu. Sau đó thì phải tự lo lấy.




Trợ giúp từ chính quyền gồm:
  1. Vé xe chuyên chở từ nhà đến vùng kinh tế mới. Mỗi hộ được mang theo tối đa 800 kg hành lý. Nếu chí điểm ở xa thì mỗi ngày phụ cấp thêm 1 đồng tiền ăn dọc đường cho mỗi người
  2. Hai dụng cụ canh tác, thường là cuốc, thuổng
  3. 700-900 đồng để dựng nhà ở vùng kinh tế mới
  4. 100 đồng đào giếng, 100 đồng mua ghe thuyền nếu ở vùng sông rạch
  5. 1 đồng mỗi ngày nếu đau ốm, không lao động được; 50 xu mỗi ngày tiền thuốc khi bệnh; 150 đồng để mai táng nếu chết.


Người dân đi vùng Kinh Tế Mới tại Vườn Thơm ngày 11 tháng 3 năm 1976.



Người dân đi vùng Kinh Tế Mới tại Vườn Thơm ngày 11 tháng 3 năm 1976.

Người dân đang khai hoang đất tại vùng kinh tế mới sau năm 1975. 


 
Người dân đang khai hoang đất tại vùng kinh tế mới sau năm 1975. 



Thanh niên xung phong dựng láng trại tại vùng kinh tế mới sau năm 1975.

 Đối với khu vực kinh tế quốc doanh thì hoạt động theo mô hình hợp tác xã: công trình phục vụ sản xuất, đời sống chung cho toàn vùng, (như đê, đập, cầu, âu kè, cống, đường sá, khai hoang, xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu...), công trình khai hoang xây dựng đồng ruộng, cải tạo đất lần đầu, xây dựng cải tạo đồng cỏ, khai hoang trồng rừng, chăm sóc và tu bổ rừng tự nhiên. 

Chi thu của hợp tác xã được ấn định phải chi như sau:
  • 30% trả thuế;
  • 25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;
  • 15% trả lương cho cán bộ quản lý hợp tác xã;
  • 30% còn lại chia cho các thành viên của hợp tác xã tính theo số điểm.

 
 Vỡ đất ở vùng kinh tế mới Sơn Thành.



 Trẻ em ở vùng kinh tế mới ở Việt Nam sau năm 1975.



Nhà vách đất chiếm đa số trong thời kỳ đầu khai hoang ở Tây Nguyên










 Nhà vách đất chiếm đa số trong thời kỳ đầu khai hoang ở Tây Nguyên.



 Ngôi nhà thời đi kinh tế mới bị bỏ hoang.



 

No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.