-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Quân đội nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức

 

Quân đội nhà Nguyễn 

dưới thời vua Tự Đức

 

 

Armée de campagne sous le règne de Tu' Duc là một album khoảng tranh màu nước miêu tả binh lính nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức của R. Bollard, tham dự Triển lãm Thuộc địa Paris 1931.

Quân đội nhà Nguyễn có cơ cấu tổ chức như các Triều đại trước nó, gồm các lực lượng bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh, pháo binh. Cơ cấu tổ chức và hệ thống chỉ huy khá hoàn chỉnh. Quân đội nhà Nguyễn chia làm hai bộ phận chính quy, một bộ phận đóng ở kinh đô gọi là Vệ binh, có nhiệm vụ chính là bảo vệ Kinh thành Phú Xuân (Huế). Hệ thống tổ chức và biên chế cơ bản gồm có:

- Doanh biên chế 5 vệ;

- Vệ biên chế 10 đội, đứng đầu vệ là Vệ úy;

- Đội biên chế 5 thập, đứng đầu đội là Suất đội;

- Thập biên chế 10 ngũ, do Chánh đội trưởng chỉ huy;

- Ngũ gồm 5 người, do Ngũ trưởng chi huy 

 Vệ binh quân nhà Nguyễn đóng tại kinh đô Huế có khoảng 40 nghìn người. Trong lực lượng Vệ binh lại được chia làm ba loại: Thân binh, Cấm binh, Giản binh hay Tinh binh.


Xem thêm:

 

 Cờ Ngũ Hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ.

 

 

Thân binh (hậu cận của vua và bảo vệ cấm thành), gồm 1 doanh và 4 vệ độc lập. (nhưng tranh vẽ miêu tả 2 doanh: Vũ Lâm và Tuyển Phong).




Trang phục binh linh thuộc doanh Vũ Lâm.
 
 
 
 
Hình vẽ miêu tả Thân binh gồm doanh Vũ Lâm và doanh Tuyển Phong.
 
 
 

 Trang phục binh linh thuộc doanh Tuyển Phong.

 

 

Cấm binh gồm doanh Tiền Phong.
 
 
 

Trang phục binh linh thuộc doanh Tiền Phong.

 


Doanh Long Vũ.
 
 
 

Trang phục binh linh thuộc doanh Long Vũ.



Doanh Thần Cơ




Doanh Hổ Uy.
 

 

Trang phục binh linh thuộc doanh Hổ Uy.

 

 

Doanh Hùng Duệ (Hùng Nhuệ).

 

 

Trang phục binh linh thuộc doanh Hùng Duệ (Hùng Nhuệ).

 

 

Doanh Kỳ Vũ.



Trang phục binh linh thuộc doanh Kỳ Vũ.

 

 

Quân đội nhà Nguyễn có năm vị chỉ huy cao nhất chia theo 5 đạo quân, gồm trung quân, tả quân, hữu quân, tiền quân, và hậu quân.

Đơn vị nhà binh nhỏ nhất gọi là ngũ gồm năm người có ngũ trưởng đứng đầu. Hai ngũ là một thập, tức 10 người có cai chỉ huy. Năm thập là một đội, tức 50 lính, có chánh suất đội chỉ huy và phó suất đội phụ tá. Tập hợp 10-12 đội là một vệ hay một cơ, tức khoảng 500-600 lính (người Pháp dịch là "bataillon"). Vệ thì có vệ úy, còn gọi là chưởng vệ hay chánh vệ (còn gọi là lãnh binh) chỉ huy và phó vệ hiệp tá. Cơ thì có quản cơ và phó quản cơ. Một doanh là năm đến tám vệ, khoảng 2.500-4.800 lính.

 

 

Tranh vẽ miêu tả Tiền quân.
 

 

Tranh vẽ miêu tả trang phục binh linh thuộc Tiền quân.



Tranh vẽ miêu tả Tả quân.
 

 

Tranh vẽ miêu tả trang phục binh linh thuộc Tả quân.



Tranh vẽ miêu tả Trung quân.
 
 
 

Tranh vẽ miêu tả trang phục binh linh thuộc Trung quân.



Tranh vẽ miêu tả Hữu quân.
 

 

Tranh vẽ miêu tả trang phục binh linh thuộc Hữu quân.



Tranh vẽ miêu tả Hậu quân.
 

 

Tranh vẽ miêu tả trang phục binh linh thuộc Hậu quân.

 



 Tranh vẽ miêu tả Kỵ binh, Pháo binh và Tượng binh nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức.
 
 
 
 

No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.