Thời kỳ Đại nhảy vọt ở Trung Quốc năm 1958-1962
Thời kỳ Đại nhảy vọt ở Trung Quốc năm 1958-1962
Đại nhảy vọt (Kế hoạch năm năm lần thứ hai) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) là một chiến dịch kinh tế và xã hội do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo từ năm 1958 đến 1962. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã phát động chiến dịch tái thiết đất nước từ một nền kinh tế nông nghiệp vào một xã hội cộng sản thông qua sự hình thành các công xã nhân dân.
Những thay đổi chính trong cuộc sống của người dân nông thôn Trung Quốc bao gồm việc giới thiệu gia tăng tập thể hóa nông nghiệp bắt buộc. Nông nghiệp tư nhân bị cấm, và những người tham gia vào nó đã bị đàn áp và dán nhãn phản cách mạng. Hạn chế đối với người dân nông thôn được thi hành thông qua các phiên đấu tranh công khai và áp lực xã hội, mặc dù mọi người cũng trải qua lao động cưỡng bức.
Tháng 10 năm 1949, sau cuộc rút lui của Quốc Dân Đảng ra đảo Đài Loan, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tiếp nhận quyền lực quốc gia.
Đại nhảy vọt là tên đặt cho Kế hoạch Năm năm lần thứ hai dự trù kéo dài
từ 1958-1963 do Mao Trạch Đông khởi xướng tại một cuộc họp vào tháng 1 năm
1958 tại Nam Kinh.
Ý tưởng trung tâm đằng sau Đại nhảy vọt là sự phát triển nhanh của nền
công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc nên được diễn ra song song. Họ hy
vọng thực hiện công nghiệp hóa bằng cách lợi dụng nguồn cung ứng lao
động giá rẻ khổng lồ và tránh phải nhập cảng các thiết bị, máy móc nặng.
Bức tranh tuyên truyền Great Leap Forward trên tường của một ngôi nhà nông thôn ở Thượng Hải.
Để đạt được điều này, Mao chủ trương một vòng tập thể hóa sâu rộng hơn dựa theo mô hình "Thời kỳ thứ 3" của Liên Xô là cần thiết trong nông thôn Trung Quốc nơi các hợp tác xã hiện hữu sẽ được nhập vào thành các Công xã nhân dân (People's communes) khổng lồ.
Người dân lao động trong các công xã nhân dân trong Thời kỳ Đại nhảy vọt.
Nông dân Trung Quốc canh tác trên một trang trại chung vào những năm 1950 trong Thời kỳ Đại nhảy vọt.
Tại các cuộc họp của Bộ chính trị vào tháng 8 năm 1958, quyết định được
đưa ra là những công xã nhân dân này sẽ trở thành hình thức tổ chức
chính trị và kinh tế mới khắp các vùng nông thôn Trung Quốc. Vào cuối
năm, khoảng 25.000 công xã được lập lên, mỗi công xã có trung bình 5.000
hộ gia đình. Ở các công xã tự cung tự cấp này, lương và tiền được thay
thế bằng công điểm (work points). Ngoài nông nghiệp, chúng kết hợp một vài dự án xây dựng và công nghiệp nhẹ.
Thành viên Công xã nhân dân làm ruộng vào ban đêm.
Nông dân Trung Quốc tại một Công xã nhân dân trong thời kỳ Đại nhảy vọt.
Phụ nữ nông dân Trung Quốc thuộc về một hợp tác xã ở Tô Châu, ngày 24 tháng 7 năm 1958.
Trẻ em trong sinh hoạt trong Công xã nhân dân.
Mao Trạch Đông cho rằng sản xuất lúa gạo và thép như là cột trụ chính của phát
triển kinh tế. Ông tiên đoán rằng trong vòng 15 năm kể từ Đại nhảy vọt,
sản lượng thép của Trung Quốc sẽ vượt qua sản lượng thép của Vương quốc Anh.
Trong các cuộc họp Bộ chính trị vào tháng 8 năm 1958, quyết định được
đưa ra là sản xuất thép được ấn định tăng gấp đôi trong năm, đa số sản
lượng gia tăng tới từ các lò nung thép sân vườn.
Các công nhân thép của lò số 6 của nhà máy luyện thép thứ hai của An Sơn, để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất 4,5 triệu tấn thép vào năm 1958.
Mao khuyến khích việc thiết lập các lò nung thép sân vườn loại nhỏ tại
mỗi xã và tại mỗi khu phố. Nỗ lực khổng lồ từ nông dân và các công nhân
khác được đưa vào để sản xuất thép từ sắt vụn. Để cung cấp nhiên liệu
đốt cho các lò nung, cây rừng bị chặt bừa bãi, gây thiệt hại lớn cho môi
trường thiên nhiên của địa phương.
Tình trạng phá cửa nhà và bàn ghế đồ
đạc để lấy củi đốt lò nung cũng xảy ra khắp nơi. Nồi, xoong, chảo, và
các thứ vật dụng kim loại khác được trưng dụng để cung cấp "sắt vụn" cho
các lò nung để có thể đạt được mục tiêu sản xuất.
Các công nhân đến cơ sở thép vào tháng 10 năm 1957.
Các lò nung cao được thực hiện vào giữa tháng 10 năm 1958. "Người dân anh hùng của tỉnh Hà Nam đã có những bước nhảy vọt trong phong trào của toàn đảng và toàn dân để thúc đẩy thép và đạt được những thành tựu rực rỡ."
Đ Nhà máy thép Daye tại thành phố Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Bắc.
Các quan chức chính phủ được gửi đi làm việc ở nông thôn năm 1957.
Người dân ở nông thôn làm việc vào ban đêm để sản xuất thép.
Chiến dịch diệt chim sẻ là một trong những hành động đầu tiên trong kế hoạch Đại nhảy vọt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1958 đến năm 1962. Bốn loại con vật cần phải bị diệt trừ đó là chuột, ruồi, muỗi, và chim sẻ.
Chim sẻ ăn côn trùng nhiều hơn là ăn hạt thóc. Vì số lượng châu chấu đã bùng nổ ngoài tầm kiểm soát. Từ năm 1959 đến 1961, ước lượng có đến 30 triệu người chết đói trong Nạn đói lớn ở Trung Quốc.
Nạn đói lớn Trung Quốc là một giai đoạn thiếu đói từ năm 1958 đến 1961 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó các chính sách kinh tế như Đại nhảy vọt, Chiến dịch diệt chim sẻ cùng với thiên tai đã khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, gây ra nạn đói tại nhiều vùng ở Trung Quốc.
Trẻ em nông dân xếp hàng để kiếm thức ăn trong nạn đói 1959-61
Hai trẻ em Trung Quốc ngủ trên vỉa hè trong Nạn đói lớn Trung Quốc.
Người dân Trung Quốc trong Nạn đói lớn Trung Quốc.
Trong
nạn đói do chính sách Trung Quốc Đại nhảy vọt, khoảng 140.000 đến
200.000 người đã nhập cảnh bất hợp pháp tại Hong Kong, tháng 5 năm 1962.
Trong
nạn đói do chính sách Trung Quốc Đại nhảy vọt, khoảng 140.000 đến
200.000 người đã nhập cảnh bất hợp pháp tại Hong Kong, tháng 5 năm 1962.
Những tàn tích của một lò luyện thép ở làng Goshodai, thị trấn Shoyo, huyện Nam Kinh, tỉnh Phúc Kiến. Nó có giá trị như một tàn tích Bước nhảy vọt hiện có.
Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một đại thảm họa kinh tế, thực sự đúng là một "Đại Nhảy Lùi" (Great Leap Backward)
mà ảnh hưởng đến Trung Quốc trong nhiều năm sau đó. Khi các con số
thống kê bị thổi phồng tới tay giới chức đặc trách kế hoạch, mệnh lệnh
được ban ra là phải chuyển nguồn nhân lực lao động vào công nghiệp hơn là nông nghiệp.
Con số người chết vượt bậc chính thức được ghi nhận tại Trung Quốc
trong những năm của Đại nhảy vọt là 14 triệu, nhưng các học giả ước tính
rằng con số nạn nhân chết đói là từ 20 đến 43 triệu.
Trong một bài diễn văn của Lưu Thiếu Kỳ
trước 3.000 người trong Đại hội Đại biểu Nhân dân năm 1962, ông chỉ
trích rằng "thảm họa kinh tế có 30% lỗi do tự nhiên, 70% là do con
người". Đây là lý do chính cho sự đàn áp chống đối mà Mao đã tung ra trong cuộc Cách mạng Văn hóa đầu năm 1966.
Mao tự rời chức vụ Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1959 vì tiên đoán rằng ông sẽ lãnh trọn sự đổ lỗi cho sự thất bại của Đại nhảy vọt. Tuy nhiên, ông vẫn giữ chức Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lưu Thiếu Kỳ (chủ tịch mới của CHND Trung Hoa) và Đặng Tiểu Bình (Tổng bí thư Trung ương Đảng) được giao quyền thực thi các phương pháp phục hồi nền kinh tế.
Ngoài ra, sự mất mát này trong chế độ của Mao có nghĩa rằng Mao trở thành một "tổ tiên khuất núi" (dead ancestor)
như Mao tự dán nhãn cho mình: Một người được kính trọng nhưng không bao
giờ được hỏi ý kiến, nắm giữ hậu trường chính trị của Đảng. Hơn nữa,
ông cũng không xuất hiện trước công chúng. Ông hối tiếc điều này và về
sau tái phát động phong trào tôn thờ cá nhân bằng việc lội trên sông Dương Tử.
Áp phích tuyên truyền trong thời kỳ Đại nhảy vọt năm 1958-1962.
Bích chương tuyên truyền mục tiêu sản xuất thép. Lời văn nói: "Dĩ cương vi cương, toàn diện dược tiến" (Lấy thép làm mấu chốt, vượt lên trong mọi mặt).
Bích chương tuyên truyền của Đại nhảy vọt. Lời văn nói: "Tổng lộ tuyến vạn tuế, đại dược tiến vạn tuế, nhân dân công xã vạn tuế" (Đường hướng chung muôn năm, Đại nhảy vọt muôn năm, công xã nhân dân muôn năm)
No comments