-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Hình ảnh xưa Lăng Cha Cả (Bá Đa Lộc)


Hình ảnh xưa Lăng Cha Cả (Bá Đa Lộc)




Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là "Cha Cả", tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine). Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. "Lăng Cha Cả" còn được dùng để gọi khu vực gần mộ, nay thuộc địa phận phường 4, quận Tân Bình. Ngôi mộ đã được giải tỏa trong thập niên 1980, còn nay nơi đây là một nút giao thông cùng mức dưới hình thức một vòng xoay giao thông, ở giữa có đặt quả địa cầu lớn.


Giám mục người Pháp Bá Đa Lộc mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám mục Thượng sư", ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn.

Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang. Tuy Giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, nhưng kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung. Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2000 m2, gồm một dãy nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn.

Khu Tân Sơn Nhứt sang thế kỷ 20 phát triển và xây cất lên, hoà nhập vào khu ngoại ô Sài Gòn. Xế về phía bắc lăng là phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt và Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa. Về phía tây là bến xe lớn cho xe đò. Với những thay đổi đó ngôi lăng bị thu hẹp lại làm điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh. Tuy vậy khu mộ được giữ gìn đến hết thời Việt Nam Cộng hòa.






Giám mục Bá Đa Lộc Bỉ Nhu hay Bách Đa Lộc (còn gọi là Cha Cả, nguyên tên là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, thường viết là Pigneau de Behaine (Pi-nhô đờ Bê-hen); sinh 2 tháng 2 năm 1741 - mất 9 tháng 10 năm 1799) là một vị giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18. Ông được phong làm giám mục hiệu tòa Adran nên cũng thường được các sách sử gọi là Giám mục Adran. Ngoài ra sử người Việt thời nhà Nguyễn còn dùng danh hiệu Bi Nhu Quận công (悲柔郡公) là sắc phong của vua Gia Long, gọi theo âm "Pigneau".




 
Nhà nguyện Bá Đa Lộc - Nay là Nhà nguyện Tòa tổng giám mục Thành phố Hồ Chí Minh




Tượng Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh đặt trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.




Theo Phạm Quỳnh nhân chuyến du ngoạn Nam Kỳ năm 1918 thì Lăng Cha Cả được mô tả như sau: 
 
Lăng xây kín như kiểu một cái đình lối ta. Chính mộ Cha Cả là cái sập đá to ở giữa, xung quanh đặt cửa bức bàn. Hai cái mộ nhỏ hai bên thì bên tả là mộ cha Charbonnier, bên hữu là mộ cha Miche, mới phụ-táng về sau. Trong đình trước mộ có tấm bia đá kỷ-niệm cái công-đức của Cha Cả... Sau lưng lăng Cha Cả có cái mộ-địa chôn các cố đạo.


 
Tranh vẽ Lăng Cha Cả.
 



 
Đường đến Lăng Cha Cả với hai hàng cây xoài.
 
 



Hình chụp Lăng Lăng Cha Cả năm 1867.
 
 
 

Mộ Cha Cả (Giám mục Bá Đa Lộc) năm 1967.
 
 
 
 
 
Mộ Cha Cả (Giám mục Bá Đa Lộc) năm 1967.
 



Bản vẽ Lăng Cha Cả, tức mộ Giám mục Pigneau de Béhaine, gần cửa ngõ phi trường Tân Sơn Nhứt.
 



Không ảnh chụp Khu vực Lăng Cha Cả năm 1966.
 
 


 
Khu vực Lăng Cha Cả năm 1966 và hiện tại.





Mộ và Lăng Cha Cả nằm bên cạnh nhau, sau quá trình đô thị hóa, một con đường đã chia mộ qua lăng ra hai khu vực khác nhau





Lăng Cha Cả. Phía bên trái là mộ của Cha Cả tức Giám mục Bá Đa Lộc





Điếu văn vua Gia Long đọc tại tang lễ GM Pigneau de Béhaine năm 1799.
 
 


 
Điếu văn vua Gia Long đọc tại tang lễ GM Pigneau de Béhaine năm 1799.
Phiên âm Hán Việt.

Sắc viết triết nhân ư tri kỷ cố bất viễn thiên lý nhi lai hiếu hội chánh tương thân hữu hà nhẫn nhất triều nhi thệ miễn tai cựu đức tái bí tân ân Phú Lang Sa quốc cố đặc sai đạt mệnh điều chế chiến tào thủy bộ viện binh Bá Đa Lộc thượng sư Tây thổ vĩ nhân Nam triều thượng khách tổng giác nhật hạnh phùng giai khế chí khí giao phu thảo muội sơ cận tiếp đức âm tuân tư thật lại ngẫu trị quốc gia đa nan dư thì đinh ưu thiếu chi kỳ khu phiên giao thiên hải lưỡng kỳ công duẫn địch hán trừ chi ốc bảo vị vãng sách ngôn nghệ vu tông quốc đặc dĩ binh lai viện bán đồ nhi sự dự tâm vi nhiên đồng cừu nghĩ tác vu cổ nhân ninh vị nghĩa tương ngộ hội nhi mưu thừa hấn phát mậu thân phiên cố bang chi bái chánh vong hiếu âm canh tuất phù Đông phủ chi chu di nghĩa thân ước mĩ ngôn thì phúc chánh dưỡng mông chi sư đạo vưu nghiêm tấn tiếp nhật thường long chủng hoán chi kì mưu lũ xuất đạo đức trung đàm tiếu nghĩa kí khế vu hạp trâm phong trần ngoại kinh dinh tình duẫn phu vu liên bí chung thủy chi chân tâm bất nhị bình sinh chi kì ngộ quân hoan đán cơ lịch thông niên hoa vĩnh vị hiếu giả thùy liêu trần mai ngọc thụ tĩnh ngôn tai chi viên tặng vị Thái tử thái phó Bi Nhu quận công thụy viết Trung Ý dĩ chương thạc đức chi u hinh dĩ biểu gia tân chi vĩ tích ư hí khách tinh nhất vẫn thiên đàng chi khứ nan lưu hoa cổ vinh bao nguy khuyết chi tình hạt khánh hệ công linh sảng mộc ngã sủng cố sơ.

Cảnh Hưng lục thập niên thập nhất nguyệt thập nhị nhật.
 


Chính diện lăng xưa, có bình phong án ngữ trước nếp bái đường. Sau là hậu cung với mái cao nhô lên, trên đỉnh có thánh giá.
 
 


Lăng Cha Cả, do Émile Gsell chụp khoảng 1866.
 
 
 
 
 
Lăng Cha Cả khoảng năm 1920-1929.
 



 
Lăng Cha Cả năm 1920-1929.
 



Lăng Cha Cả năm 1970.



 
Lăng Cha Cả năm 1920-1929.
 
 
 

 
Lăng Cha Cả năm 1920-1929



 
Lăng Cha Cả năm 1920-1929.
 



 
Lăng Cha Cả năm 1970.


 
Lăng Cha Cả năm 1970.




 
Lăng Cha Cả năm 1970.



 
Lăng Cha Cả năm 1970.
 



Lăng Cha Cả năm 1920-1935
 
 
 

 
Lăng Cha Cả năm 1968



 
Nhìn từ đường Võ Tánh, nay là Hoàng Văn Thụ. Bên phải là cổng vào Căn cứ Không quân TSN nơi đầu đường Cộng Hòa.



 
Các nữ sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử ở gần khu vực này,
đường Võ Tánh Bên hông lăng Cha Cả (nay là Hoàng Văn Thụ)
 
 
 
 
 
Bình phong ở Lăng Cha Cả năm 1931




Bình phong ở Lăng Cha Cả năm 1920-1940



 
Mặt sau bức bình phong Lăng Cha Cà năm 1920-1929.
 
 
 

Bên trong Làng Cha Cả năm 1920-1929.



Bên trong Lăng Cha Cả năm 1967.




Bên trong Lăng Cha Cả năm 1967.
 
 
 
 
 Một hình nội thất khác của Lăng với người trông giữ lăng đang ngủ năm 1970.
 
 


Bên trong Lăng Cha Cả năm 1967.
 
 


Không ảnh khu vực Lăng Cha Cả năm 1960.
 
 
 

Một tấm bia có khắc chữ bên trong Lăng Cha Cả.
 
 
 

Bức ảnh nội thất Lăng Cha Cả cho thấy những cột nhà và dầm gỗ xưa.



Bàn thờ chính với huy hiệu giám mục của Đức Cha Cả.
 
 
 
 
 Lăng Cha Cả nhìn qua hàng rào kẽm gai năm 1970.
 
 
 

 Mộ của Giám mục Miche (1864-1873). Tên của ông được đặt cho đường Phùng Khắc Khoan ngày xưa: Rue Miche.
 



Nghĩa trang của các Cha Truyền giáo phía sau Lăng Cha Cả năm 1920-1929.
 
 
 
 
 
 Một tấm bia trong nghĩa trang phía sau lăng.
 
 
 

Một tấm bia trong nghĩa trang phía sau lăng.
 
 
 
 
 
 Nghĩa trang các cha truyền giáo Pháp phía sau Lăng Cha Cả
 
 
 

Nghĩa trang các giáo sĩ Pháp phía sau lăng.


Không ảnh chụp khu vực Lăng Cha Cả, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
 
 

Bình đựng tro cốt của Bá Đa Lộc hiện được lưu tại Pháp



Sang năm 1980, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra lệnh giải tỏa lăng mộ. Ngày 2 tháng 3 năm 1983, ngôi lăng bị san bằng và việc cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp. Mấy nếp nhà cũ bị san bằng. Còn lại là điểm tròn làm vòng xoay (bùng binh) lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay. Tại đây, một cầu vượt thép được khởi công vào ngày 5 tháng 2 năm 2013 và hoàn thành vào ngày 27 tháng 4 cùng năm.



Lăng Cha Cả nay là vòng xoay giao thông, ở giữa đặt quả địa cầu lớn



Khu vực Lăng Cha Cả ngày nay







No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.