-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Trịnh gia chính phả (Trịnh Như Tấu - năm 1933)

  

 Trịnh gia chính phả 

(Trịnh Như Tấu - năm 1933)

 

Là quyển gia phả của chúa Trịnh, chép hết công việc của 12 đời chúa, từ lúc thịnh đến lúc suy, gồm đủ mọi việc chính trị, văn chương, ngoại giao, nội chiến, quốc thể, nhân tài,vv. Về đời vua Lê, chúa Trịnh: tóm lại là hết thảy những điều quan hệ đến lịch sử nước Nam trong klhoảng 249 năm từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XVIII (1539 – 1787) đều có quyển sách này.

Phần 1

Họ có Gia phả cũng như nước có lịch sử, để kỷ niệm công đức của tổ tôn đời trước và tổ bảo nguồn gốc cho con cháu đời sau.

      Nhà Trịnh là một nhà to họ, dài giống, trong nước Việt Nam. Xem chữ có câu rằng: “ Trịnh tồn, Lê tại”, thì biết Lê nhờ có Trịnh, mấy gây dựng được cơ nghiệp trung hưng. Xem lại có câu: “Vua Lê chúa Trịnh”, thế là Trịnh nhờ Lê mới dựng lên cơ nghiệp, trải thờ mười bốn đời vua, tính có hai trăm bốn mươi năm lẻ. Văn trịnh, võ công đã rõ rệt trong lịch sử triều Lê, mà thế thứ trước sau đều ghi chép trong gia phả họ Trịnh. Duy từ lúc vua Lê thất thế, họ Trịnh bá thiên, con cháu xa đời, gia phả rách nát. Như thế mà muốn khảo cứu, soạn thành một bộ Gia phả hoàn toàn không phải việc dễ. Và nay đương lúc hán tự hậu tàn, Quốc ngữ đương thịnh, làm sách quốc ngữ cốt lấy chơi nhẽ giản dị, từng thứ phân minh như vờn nước trong, vẽ người đẹp, quý vẻ tự nhiên, không cần phấn sức. Nếu nói văn hoa quá sợ mất sự thực của tiền nhân, mà vắn tắt quá sao đủ làm gương cho hậu thế? Vậy thời phải học hành rộng, kiến thức cao mới có thể làm được.

      Ông Trịnh Như Tấu, dòng dõi nhà Tông, tính lại ham học, mới đỗ Tham tá, chuyên học sử khoa. Trong hạn Thượng du, được ngày công hạ, tự xem Gia phả, dịch ra Quốc văn, thấy chỗ nào khiếm khuyết, lấy “Khâm địch Việt sử” thêm vào cho đủ, thấy chỗ nào sai nhầm trích “Việt Nam sử được” chua vào cho tường. Tóm tắt cả thẩy mười hai đời, chia ra làm năm giai đoạn. Nói có chứng cứ, như dao chém đá, như đinh đóng cây. Văn không cầu kỳ, trẻ con dễ xem, đàn bà dễ hiểu. Lại kê cửu niên hiệu nhà Lê sóng mấy dương lịch, làm thành một quyển có linh trăm tờ, nhan đề: “Trịnh Gia Chính Phả”. Làm xong đưa tôi xem: tôi đọc từ đầu đến cuối, hết lòng kính phục, nên cầm bút làm tựa này.
 

                                               Lão Nhai, ngày 15 tháng 3 năm Nhâm Thân

Niên hiệu Bảo Đại thứ bảy (21 tháng 3 năm 1932)

Tú tài Hàn lâm viện kiểm thảo

Đầu hoa Trần kinh nam

 

TỰA

Chúng ta khi còn nhỏ, thường nghe nói: “Vua Lê Chúa Trịnh”, vẫn tưởng là câu ngạn ngữ thường của thôn quê ta. Lúc đã đi học lại thường ngâm câu: “Trịnh tồn Lê tại, Trịnh bại Lê vong”, cũng không hiểu ý nghĩa câu ấy thế nào? Sau học đến sử Nam, mới biết câu ngạn ngữ kia phát hiện ra từ đời hậu Lê, mà có quan hệ với quốc dân lắm, và sự giải  quyết hai câu nọ là tình hình liên lạc của hai nhà, cũng ví như ngũ quan đối với dây thần kinh vậy.

Lê nhờ có Trịnh mới khôi phục được cơ đồ, dẹp yên được loạn giặc, tuyệt diệt được Ngụy Mạc, thu phục được Nam Triều: tìm tòi giống cũ, thay đổi chính mới, đều là nhờ tay chúa Trịnh cả.

Trịnh nhờ có Lê mới được vinh tổ diệu tông, phong thê ấm tử: sắc lệnh ra Bắc, Bắc phải tuân; vinh quyền sang Nam, Nam phải phục; thu phục được nhân tài, hiệu lệnh được thiên hạ, đều nhờ có vua Lê cả. Nên ông Trạng Trình có bảo nhà chúa rằng: “ muốn ăn lúa phải tìm thóc giống cũ” lại dẫn ra chùa mà chỉ bảo nhà sư: “nên thành kính phụng Phật thì được thụ lộc”. Thế nên Trịnh dẫu quyền khuynh thiên hạ mà vẫn phải giữ đạo tử thần, không dám bắt trước như Vương Mãng nhà Hán, Lộc Sơn nhà Đường vậy.

Vua Lê mấy phen toan mưu trừ chúa Trịnh mà cũng không xong, là bởi tại thiên số. Đến sau Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn Tây Sơn vào, mượn tiếng “phù Lê diệt Trịnh”, té ra Trịnh mất thì Lê cũng không còn: thế là kết cục của hai nhà.

Lại xét đến sự tình liên lạc của Nguyễn với Trịnh: đức Thế Tổ Trịnh Kiểm nhờ đức Chiêu Huân Nguyễn Kim mới gây lên cơ đồ Vương nghiệp Đức Đoan Quốc Nguyễn Hoàng lại nhờ có Đức Thành Tổ Trịnh Tùng mới mở mang được Nam Triều. Ấy là đoạn thứ nhất, đoạn giữa thì tuy rằng Nguyễn với Trịnh tranh hành nhau mà vẫn duy trì nhau: Nguyễn vì e có Trịnh mà hết sức mở đất cõi để giúp vua Lê ở ngoài, Trịnh e có Nguyễn mà hết sức giữ đạo thần tử để giúp vua Lê ở trong.

Sau cùng thì Trịnh thất thế mà Nguyến lại lên ngôi, nhớ đến tình xưa nghĩa cũ, sắc cho con cháu nhà Trịnh được coi giữ việc tế tự Tiên Vương. Nhà Trịnh có Bản Triều mà được hưởng hương hỏa trăm năm, không đến nỗi luân duyệt như họ Hồ, họ Mạc. Thế là nhờ có trung huân của Liệt Vương để lại cho đó.

Nay nhân ông Trịnh Như Tấu đưa tôi xem bộ “ Trịnh Gia Chính Phả”, vậy xin cẩn thuật để làm tựa.

Giang Nam, Ngọc Hồ cư sĩ

Phạm Ngọc Đan

Cẩn tự


BÀI TỔNG LUẬN

Nhà Trịnh, từ đức Thái vương Trịnh Kiểm theo đức Triệu Tổ Nguyễn Kim giúp vua Lê trung hưng dẹp yên được Châu Hoan, Châu Ái, lấy lại được Trấn Hưng, Trấn Tuyên, trải thờ vua Trang Tôn, vua Trung Tôn, vua Anh Tôn nhà Lê tặng tước Minh Khang Đại Vương.

Đức Trịnh Tùng phong tước Bình An Vương, bắt giết được Mạc Mậu Hợp, lấy lại được thành Thăng Long, nối dõi trí cha, giúp lên nghiệp đế, trải thờ bốn triều, dựng thành Vương phủ, anh hùng tiếng lừng Trung Quốc.

Đức Trịnh Tráng phong tước Thanh Vương, giúp quân cứu nhà Minh, sai tướng trừ Ngụy Mạc, tôn phù vua Thần Tông, vua Chân Tôn; vua nhà Minh tặng phong “An Nam Phó Quốc Vương”.

Đức Trịnh Tạc phong tước Tây Vương, trải thờ vua Thần Tôn, vua Chân Tôn; vua nhà Minh tặng phong “An Nam Phó Quốc Vương”.

Đức Trịnh Tạc phong tước Tây vương, trải thờ vua Thần Tôn, Huyền Tôn, Gia Tôn, bốn triều, đánh bắt được giặc Mạc Kinh Vũ, lấy lại được trấn Cao Bằng.

Đức Trịnh căn phương tước Định vương, khi tuổi trẻ giúp ông và cha, lấy lại được nhiều cảnh thổ, thờ vua Lê Hi Tôn, Lê Dụ Tôn.

Đức Trịnh Cương phong tước An vương, sửa đổi nhiều việc trong nước.

Đức Trịnh Giang phong tước Uy vương, dựng vua Thuần Tôn, vua Ý Tôn, săn sóc việc chính trị, khuyến khích bọn nho thần.

Đức Trịnh Doanh phong tước Minh vương, tôn phủ vua Lê Hiển Tôn, chọn dùng kẻ hiền tài, dẹp yên được loạn giặc,lưu tâm về việc chính trị, trăm họ an vui.

Đức Trịnh Sâm phong tước Tĩnh vương, dẹp yên giặc Trấn Ninh, bình được trấn Thuận Hóa, sửa đổi việc chính trị.

Đức Trịnh Cán phong tước Diện đô vương, phải quân tam phú bách bỏ.

Đức Trịnh Khải phong tước Đoan nam vương, phải tên Nguyễn Trang bắt nộp Tây Sơn, không chịu khuất, bèn tự tận.

Đức Trịnh Bồng phong tước Ấn độ vương, trí toan khôi phục, lại bị Nguyễn Hữu Chỉnh đánh thua, chán nản sự đời, xuất gia đầu Phật.

Họ Trịnh nhà ta, từ Đức Thái vương Trịnh Kiểm tổng chính đến đức Ấn độ vương Trịnh Bồng xuất gia truyền ngôi chúa, mười hai đời chẵn, cộng hai trăm bốn mươi chín năm, thực là một nhà không phải là Đé, cũng không phải là Bá, quyền khinh thiên hạ mà vẫn giữa đạo tử thần. Không những các vua đời nhà Lê tấn phong vương tước mà dẫn đến vua đời nhà Nguyễn còn truy niệm ân tình. Nên có sắc dụ cho tổ tôn họ Trịnh đã trở về trước được biệt cấp tự đièn mà nòi giống họ Trịnh ta về sau này đòi được miễn trừ sưu dịch.

Thế mấy biết: Nước có thay đổi, nhà có thịnh suy nhưng bao giờ đối với nước cũng phải lấy Trung làm đầu, đối với nhà phải lấy Hiếu làm trọng, nên tường thuật hành trạng của tổ tôn đời trước, soạn thành bộ Gia phả này, mong con cháu đời sau trông đó làm gương, sao giữ được:

Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh

 

                                                                 Nay tổng luận

                                        Lão Nhai, ngày 15 tháng giêng năm Nhân Thân

                                        Niên hiệu Bảo Đại thứ bảy (20 fevrier 1932)

                                                         Nhật nham Trịnh Như Tấu

 



 

 

No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.