-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Quân đội nhà Nguyễn


Quân Đội Nhà Nguyễn




Quân đội nhà Nguyễn có cơ cấu tổ chức như các Triều đại trước nó, gồm các lực lượng bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh, pháo binh. Cơ cấu tổ chức và hệ thống chỉ huy khá hoàn chỉnh. Quân đội nhà Nguyễn chia làm hai bộ phận chính quy, một bộ phận đóng ở kinh đô gọi là Vệ binh, có nhiệm vụ chính là bảo vệ Kinh thành Phú Xuân (Huế). Hệ thống tổ chức và biên chế cơ bản gồm có:


- Doanh biên chế 5 vệ.

- Vệ biên chế 10 đội, đứng đầu vệ là Vệ úy.

- Đội biên chế 5 thập, đứng đầu đội là Suất đội.

- Thập biên chế 10 ngũ, do Chánh đội trưởng chỉ huy.

- Ngũ gồm 5 người, do Ngũ trưởng chi huy.

Xem thêm:

Tranh vẽ trong cuốn Kỹ thuật của người An Nam từ trái qua phải Nón Kê mao, lính kinh kỳ đội - Nón Kỳ Binh - Nón Lính Tập (Các loại lính khố).
 
 


Cũng trong sách trên từ trái qua phải Đội binh - Áo lính An Nam - lính tập khố xanh.






















Lính cận vệ thời nhà Nguyễn.





Lính nhà Nguyễn năm 1845.
 





Tranh vẽ lính nhà Nguyễn và lính Tây Ban Nha năm 1859.




Lính nhà Nguyễn năm 1877.



Tranh vẽ lính nhà Nguyễn





 Lính nhà Nguyễn trong một buổi lễ tại Huế đầu thế kỉ 20.


Vệ binh quân nhà Nguyễn đóng tại kinh đô Huế có khoảng 40 nghìn người. Trong lực lượng Vệ binh lại được chia làm ba loại: Thân binh (hậu cận của vua và bảo vệ cấm thành), gồm 1 doanh và 4 vệ độc lập; Cấm binh làm nhiệm vụ quân cơ động và bảo vệ Kinh thành gồm 6 doanh và một số vệ, đội độc lập như những “binh chủng chuyên môn, kỹ thuật”: tượng binh, kỵ binh, thủy binh; Giản binh hay Tinh binh gồm một số vệ và đội thuộc các phủ, huyện, nha...Vệ binh thường tuyển những người Đàng Trong, đến năm 1885 thì lực lượng này tan rã, chỉ còn lại một số nhỏ gọi là Thân binh để hầu cận các vua của triều Nguyễn từ sau khi nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng quân Pháp xâm lược. Cơ binh là lực lượng đóng giữ các tỉnh, lộ, trấn (một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… cón có các vệ thuộc lực lượng Cấm binh do quan tỉnh trực tiếp chỉ huy song lệ thuộc vào các doanh ở kinh đô). 


  • Thân binh gồm các vệ Cẩm Y, vệ Kim Ngô, vệ Tuyển Phong và doanh Vũ Lâm.
  • Cấm binh gồm các doanh Thần Cơ, doanh Thần Phong, doanh Long Vũ, doanh Hổ Uy, doanh Hùng Nhuệ, vệ Kỳ Vũ, vệ Kinh Tượng (tượng binh), vệ Thượng Tứ (kỵ binh), vệ Long Thuyền (chuyên chở thuyền vua), viện Vũ Bị (lính dùng súng), viện Thượng Trà (dâng nước), đội Tư Pháo (chế thuốc súng), đội Tài Thụ (trồng cây), đội Giáo Dưỡng, vệ Võng Thành (lo bẫy săn cho vua), đội Thượng Thiện (bếp núc) và đội Phụng Thiện.
  • Tinh binh gồm có ba doanh của Kinh kỳ thủy sư, vệ Giám Thành, vệ Thủ Hộ, vệ Dực Hùng, ty Lý Thiện (bánh trái để cúng tế), thự Hòa Thanh (ca nhạc), thự Thanh Bình (múa).



Trang phục binh linh thuộc doanh Vũ Lâm thuộc Thân binh.
 
 

 Trang phục binh linh thuộc doanh Hổ Uy thuộc Cấm binh.

 

 
 





Đội vệ binh chụp vào những năm 1919-1926.




Đội vệ binh Cung Đình Huế trong Lễ đăng quang của vua Bảo Đại năm 1926.





Đội vệ binh Cung Đình Huế trong Lễ đăng quang của vua Bảo Đại năm 1926.


 
Đội vệ binh Cung Đình Huế đầu thế kỷ 20.



Đội vệ binh Cung Đình Huế đầu thế kỷ 20.








Trưởng Đội vệ binh Cung Đình Huế đầu thế kỷ 20.



Đội vệ binh Cung Đình Huế đầu thế kỷ 20.




Đội vệ binh Cung Đình Huế đầu thế kỷ 20.



Đội vệ binh Cung Đình Huế đầu thế kỷ 20.
 
 
 
 
 Tranh vẽ miêu tả Kỵ binh, Pháo binh và Tượng binh nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức.






Ngự lâm quân.



Kỵ binh thời Nguyễn.



Kỵ binh thời Nguyễn.



Kỵ binh thời Nguyễn.



Môt kỵ mã của làng năm 1900.




Đội vệ binh Cung Đình Huế đầu thế kỷ 20.




Tranh họa tượng binh thời nhà Nguyễn



Nghi vệ tượng binh nhà Nguyễn.



 Ngự lâm quân cưỡi voi.



Ngự lâm quân cưỡi voi.




 Ngự lâm quân cưỡi voi.



Tượng binh đang quỳ lạy.



 Ngự lâm quân cưỡi voi.



Voi của triều đình, có lẽ đang tập cho chúng lạy.




Đội voi cung đình.







Tranh vẽ lính nhà Nguyễn.











Chiến thuyền quân đội nhà Nguyễn.



Một chiến thuyền nhỏ của thủy quân nhà Nguyễn.



Thủy binh thời vua Tự Đức nhà Nguyễn.




Tàu chiến nhà Nguyễn bị bắt ở Hải Phòng trong thời gian Chiến dịch Bắc Kỳ diễn ra.

No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.