-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Niên biểu Việt Nam thế kỷ 18 (1700-1799)

 

  Niên Biểu Việt Nam Thế Kỷ 18 (1700-1799)

 

Nguyễn Huệ (1753-1792)




Năm 1705:
  • Tháng 3: Lê Hy Tông lên làm thái thượng hoàng,nhường ngôi cho thái tử Lê Duy Đường, tức Lê Dụ Tông.



Năm 1709:

  • 17 Tháng 6: Trịnh Căn qua đời, hưởng thọ 77 tuổi, ở ngôi chúa được 28 năm. Trịnh Cương lên ngôi chúa, tức An Đô Vương.



Năm 1716:

  • Tháng 4: Lê Hy Tông qua đời, hưởng thọ 54 tuổi.



Năm 1724:  

  • Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn



Năm 1725: 

  • 1 Tháng 6: Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu qua đời. Nguyễn Phúc Chú lên kế nghiệp, tức Ninh vương (chúa Ninh)



Năm 1729: 

  • 20 Tháng 4: An Đô Vương Trịnh Cương ép nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Phường, tức Vĩnh Khánh đế. 
  • 28 Tháng 11: Trịnh Cương qua đời. Trịnh Giang lên kế nghiệp, tức Uy Nam Vương.



Năm 1731:

  • Lê Dụ Tông qua đời, hưởng thọ 52 tuổi.



Năm 1732:

  • Tháng 8: Trịnh Giang phế bỏ Lê Duy Phường làm Hôn Đức Công, lập con trưởng của Dụ Tông (anh cả của Duy Phường) là Lê Duy Tường lên ngôi, tức là Lê Thuần Tông.


Năm 1735:

  • Tháng 4: Lê Thuần Tông mất, ở ngôi được 4 năm, thọ 37 tuổi. Trịnh Giang lập em Duy Phường là Lê Duy Thận làm vua, tức là Lê Ý Tông. 
  • Tháng 9: Trịnh Giang sai người thắt cổ giết Lê Duy Phường. Năm đó ông 27 tuổi.



Năm 1738: 

  • 7 Tháng 6: Chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú qua đời, thọ 41 tuổi. Nguyễn Phúc Khoát kế nghiệp khi 24 tuổi, tức Vũ vương (chúa Vũ).


 

Năm 1739: 
  • Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở Tây Bắc (Đàng Ngoài)


 

Năm 1740:
  • Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, tức Minh Đô Vương.
  • Tháng 5: Trịnh Doanh ép Lê Ý Tông nhường ngôi cho Lê Duy Diêu, tức vua Lê Hiển Tông.
  • Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ở Đàng Ngoài
  • Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ở Đàng Ngoài



Năm 1755: 

  • Vua Cao Miên dâng cho chúa Nguyễn vùng đất Cần Thơ, Long Xuyên và Châu Đốc, Sa Đéc



Năm 1759:

  • Tháng 6: Lê Ý Tông qua đời, thọ 41 tuổi.



Năm 1762:

  • Tháng 1: Trịnh Giang qua đời, thọ 51 tuổi.



Năm 1765:

  • 7 Tháng 7: Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát qua đời, thọ 51 tuổi. Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ 16 của Chúa Võ lên ngôi, tức Định vương (chúa Định).



Năm 1767:

  • Tháng 2 (âm lịch): Trịnh Doanh mất, cầm quyền 27 năm, thọ 48 tuổi; Trịnh Sâm lên nối ngôi, tức Tĩnh Đô Vương.



Năm 1771:

  • Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ chống chúa Nguyễn (Đàng Trong).



Năm 1773:  

  • Lê Quý Đôn hoàn thành bộ Vân đài loại ngữ.

 

Năm 1775:
  • 30 Tháng 1: Quân Trịnh chiếm được Phú Xuân.



Năm 1776:
  • Tháng 10: Định Vương Nguyễn Phúc Thuần bị bắt trong trận đánh với quân Tây Sơn tại Long Xuyên (nay là Cà Mau). 
  • 18 Tháng 10: Định Vương Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây Sơn giết chết khi mới 23 tuổi.
  • Nguyễn Phúc Dương lên kế nghiệp, tức Tân Chính Vương.



Năm 1777: 

  • Nguyễn Huệ giết Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương và toàn bộ gia đình, dòng họ chúa Nguyễn ở Gia Định. Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát, khi mới 17 tuổi



Năm 1778:

  • Nguyễn Nhạc xưng đế lấy niên hiệu là Thái Đức



Năm 1782:

  • 13 Tháng 9: Trịnh Sâm qua đời, thọ 44 tuổi, làm chúa 15 năm. Trịnh Cán lên kế nghiệp khi mới 6 tuổi, tức Điện Đô Vương 
  • 28 Tháng 11: Dự Vũ là tay chân của Trịnh Khải xúi kiêu binh (lính Tam phủ) nổi loạn, giết chết Hoàng Đình Bảo, truất ngôi Trịnh Cán và giáng xuống làm Cung quốc công. Sau đó Trịnh Cán bệnh chết.
  • Quân Tây Sơn tàn sát người Hoa ở Cù lao Phố.
  • Trịnh Khải lên kế nghiệp, tức Đoan Nam Vương.



Năm 1784:

  • Chiến tranh Xiêm La - Tây Sơn.



Năm 1785

  • 20 Tháng 1: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy



Năm 1786:

  • 16 Tháng 6: Quân do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chúa Trịnh (Đàng Ngoài) 
  • 21 tháng 7: Nguyễn Huệ dẫn đại quân tiến vào Thăng Long, đóng quân ở phủ chúa Trịnh
  • Trịnh Tông tự tử chết khi 23 tuổi.  
  • Tháng 9: Trịnh Bồng lên kế nghiệp, tức Án Đô Vương. 
  • Lê Hiển Tông qua đời, ở ngôi 47 năm, hưởng thọ 70 tuổi. Nguyễn Huệ đưa Lê Duy Khiêm lên ngôi vua, tức vua Lê Chiêu Thống.



Năm 1787: 

  • 25 tháng 1: Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Đông Định vương Nguyễn Văn Lữ qua đời. 
  • Tháng 9: Trịnh Bồng thua trận. phải sống lẩn lút ở ven biển và cuối cùng ông bỏ đi tu, tự xưng là Hải Đạt thiền sư, đi khắp vùng Lạng Sơn, Cao Bằng. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài kết thúc.



Năm 1788:

  • 7 tháng 9: Quân của Nguyễn Ánh đánh chiếm được Gia Định đuổi được tướng Phạm Văn Tham đang giữ thành này. Từ giờ này trở về sau thành Gia Định nằm dưới sự kiểm soát của họ Nguyễn. 
  • Tháng 10: Vua Thanh là Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long 
  • 22 tháng 12: Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung



Năm 1789:

  • 25 Tháng 1: Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục. Chiến thắng trận Ngọc Hồi - Đống Đa 
  • 30 Tháng 1 (Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu): quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.



Năm 1791:

  • 13 Tháng 2: Trịnh Bồng qua đời ở đất Cổ Lũng, Ai Lao, hưởng thọ 52 tuổi.


 

Năm 1792:
  • 16 Tháng 9: Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, ở ngôi được 4 năm, hưởng thọ 40 tuổi. Nguyễn Quang Toản con trai thứ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). lên ngôi khi mới 9 tuổi, tức Cảnh Thịnh hoàng đế



Năm 1793: 

  • Nguyễn Ánh từ Gia Định kéo ra đánh Tây Sơn vương (Nguyễn Nhạc) ở thành Quy Nhơn.
  • Nguyễn Nhạc qua đời, ở ngôi tổng cộng 10 năm.
  • 16 Tháng 10 (âm lịch): Lê Chiêu Thống qua đời tại Yên Kinh, Trung Hoa.

No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.