-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức)


Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức)

 

Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang là một căn cứ quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ tại tỉnh Quảng Đức cách biên giới Việt Nam - Campuchia 5km.

Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang nằm trên Quốc lộ 14, gần Tuy Đức cách biên giới Campuchia 5 km về phía nam. Căn cứ được thành lập bởi Lực lượng đặc biệt CTZ MIKE Force II, đã bảo vệ địa điểm này trong một cuộc tấn công nhảy dù vào ngày 5 tháng 10 năm 1967. Khi khu vực đã được bảo đảm, Toán A-236 Liên đoàn 5 Lực lượng Đặc biệt và lực lượng CIDG được đưa vào bằng trực thăng để thiết lập căn cứ.

Vào ngày 28 tháng 10 năm 1969, Sư đoàn 3 Quân đội Nhân dân Việt Nam (Quân đội Bắc Việt) bắt đầu một cuộc bao vây Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang, LZ Kate và Trại Đức Lập. Vào ngày 1 tháng 11 khi LZ Kate bị bỏ rơi, các lực lượng di tản về phía Bu Prang. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1969, hỏa lực súng cối của Quân đội Bắc Việt (QĐNDVN) đã phá hủy hầm chứa đạn dược của Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang. Cuộc bao vây bị phá vỡ bởi quân đội VNCH vào ngày 16 tháng 12 năm 1969.

Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang được di dời xa hơn về phía đông vào đầu năm 1970 để tránh xa khỏi tầm bắn của pháo binh Bắc Việt đến từ biên giới Campuchia.

Đến ngày 30 tháng 11 năm 1970 trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang được chuyển cho Tiểu đoàn 89 Biệt động quân Biên phòng quản lý.




   Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức) ngày 21 tháng 11 năm 1969.



 Không ảnh Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức)



  Không ảnh Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức)



  Không ảnh Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức).


 Cổng Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức) ngày 23 tháng 1 năm 1970.



 Các sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ tại Trại Bu Prang và LZ Kate.



Thượng sĩ Raymond Loya, thuộc Toán A-236 Lực lượng Đặc biệt hướng dẫn binh sĩ người Thượng đặt pháo 105mm tại trại Bu Prang, trước khi khai hỏa, ngày 10 tháng 6 năm 1968.



 Thượng sĩ Raymond Loya, thuộc Toán A-236 Lực lượng Đặc biệt kiểm tra pháo không giật 106mm tại trại Bu Prang, trước khi khai hỏa, ngày 10 tháng 6 năm 1968.



 Thiếu úy John Salter thuộc A-236 Lực lượng Đặc biệt, đang thí sát chiến trường sau khi bắn loạt đán súng 7.62mm từ một công sự tại trại Bu Prang, ngày 10 tháng 6 năm 1968.



 Thượng sĩ Thiệu, Toán A-125, Lực lượng Đặc biệt Nam Việt Nam và binh sĩ người Thượng bắn đạn cối 112mm vào vị trí của Việt Cộng ở bên ngoài trại Bu Prang, ngày 10 tháng 6 năm 1968.


 Binh sĩ người Thượng bắn pháo không giật 106mm vào vị trí tình nghi Việt Cộng ẩn náu gần trại Bu Prang, ngày 10 tháng 6 năm 1968.



Thiếu úy John Salter và Trung sĩ quân y Fitz Mertz thuộc Toán A-236 trao đổi công việc với trưởng buân Bu Tam Rang (cách Trại Bu Prang 1,5km) chở đến ngày 12 tháng 6 năm 1968.



 Trung sĩ Fitz Mertz, quân y thuộc Toán A-236 Lực lượng Đặc biệt tại Trại Bu Prang (Quảng Đức) phát thuốc cho dân buôn Bu Krak, ngày 9 tháng 7 năm 1968.


 Binh sĩ CIDG (Lực lượng Dân sự chiến đấu) đang chuẩn bị khai hỏa pháo 105mm tại trại Bu Prang, ngày 12 tháng 7 năm 1968.


 Dân Bu Tam Rang nhận gạo do Thiếu úy John Salter và Trung sĩ quân y Fitz Mertz thuộc Toán A-236 chở đến ngày 22 tháng 7 năm 1968.


 Binh nhất Steve Frew tại kho hậu cần Trại Bu Prang, ngày 21 tháng 10 năm 1969.



 Một bài báo đưa tin về cuộc bao vây trại Bu Prang, từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 16 tháng 12 năm 1969.


LZ Kate (Landing Zone Kate) bị bỏ hoang sau khi Viêt Cộng tấn công ngày 1 tháng 11 năm 1969.



Thiếu tá Vương Mộng Long ở trại Bu Prang năm 1969.



 Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức) ngày 19 tháng 11 năm 1969.



 Trung úy George Turney, Toán A-236 Lực lượng Đặc biệt hướng dẫn máy bay C-7A Caribou thả dù hàng tiếp tế xuống Trại Bu Prang, ngày 19 tháng 11 năm 1969.



 Tổ lái trực tháng đang ẩn nấp khi Việt Cộng tấn công vào Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức) đang bị vây hãm nhiều ngày qua, ngày 19 tháng 11 năm 1969.


 Binh sĩ VNCH đang rời trực thăng tản thương tới trạm quân y. Các binh sĩ bị thương khi đang chiến đấu gần Trại Bu Prang (cách 110 dặm phía đông bắc Sài Gòn) gần biên giới Campuchia, trong khi bị vây hãm bởi hỏa lực của Việt Cộng từ đầu tháng 11 năm 1969.



 Một binh sĩ người Thượng tại Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức), ngày 19 tháng 11 năm 1969.



 Walter Talkington, chỉ huy Toán A-236, từng là cố vấn Toán A-125 và cũng là người xây dựng Trại Bu Prang 3 năm rưỡi trước đây, ngày 21 tháng 11 năm 1969.



 Trực thăng UH-1 đang hạ cánh xuống trại Bu Prang, ngày 1 tháng 12 năm 1969.



 
 Việt Cộng bắn phốt-pho trắng bên ngoài cổng Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức),ngày 1 tháng 12 năm 1969.


 Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức) đang được xây lại công sự, ngày 23 tháng 1 năm 1970.



 Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức) đang được xây lại công sự, ngày 23 tháng 1 năm 1970.



 Binh lính người Thượng đang chuẩn bị rời Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức) đi càn quét, ngày 23 tháng 1 năm 1970.



 Đại đội 281 Lực lượng Đặc biệt về trại Bu Prang say trận càn quét ngày 23 tháng 1 năm 1970.



 Binh sĩ đại đội 281 Lực lượng Đặc biệt cùng hai cố vấn Hoa Kỳ A.Rushing và Polson trở về trại Bu Prang sau khi truy quét Việt Cộng, ngày 23 tháng 1 năm 1970.



 Binh sĩ đại đội 281 Lực lượng Đặc biệt cùng hai cố vấn Hoa Kỳ A.Rushing và Polson trở về trại Bu Prang sau khi truy quét Việt Cộng, ngày 23 tháng 1 năm 1970.


 Binh sĩ đại đội 281 Lực lượng Đặc biệt cùng hai cố vấn Hoa Kỳ A.Rushing và Polson trở về trại Bu Prang sau khi truy quét Việt Cộng, ngày 23 tháng 1 năm 1970.



 Máy bay vận tải quân sự C-7B Caribou chở tiếp liệu cho   Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức, ngày 23 tháng 1 năm 1970.



 Trực thăng UH-1D đang cất cánh rời khỏi Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức), ngày 23 tháng 1 năm 1970.



  Trực thăng UH-1D tại Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức), ngày 23 tháng 1 năm 1970.


  Trại Lực lượng Đặc biệt Bu Prang (Quảng Đức) năm 1970.





No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.