-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Chân dung các phi tần thời nhà Thanh

 

 Chân dung các phi tần thời nhà Thanh

 
 

Hoàng đế Đại Thanh cũng như mọi người đàn ông trong xã hội Mãn Thanh, đều theo thể chế thê thiếp và đưa thê thiếp vào trong khu nhà riêng, gọi là Hậu trạch. Sau khi Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế chế định Bát đẳng Hậu phi, các vị trí chính thê hay thứ thiếp trong hậu cung nhà Thanh về căn bản được chia làm các cấp bậc chính:

  • Hoàng hậu: chính thất của Hoàng đế.
  • Phi tần: gồm 7 bậc, hàng thê thiếp của Hoàng đế.

Tất cả bọn họ, bao gồm cả nhóm Tiền triều, trong Hồ sơ đời Thanh thường gọi chung là Nội đình chủ vị  hay Hậu cung chủ vị, đều được các Thái giám và Cung nữ phụ trách hầu hạ. Một khi nhập cung và nhận gia phong của Hoàng đế, họ sẽ sống cả đời trong hậu cung. Theo quy định thời gian đầu của nhà Thanh, ngoài Càn Thanh cung dành cho Hoàng đế, Khôn Ninh cung dành cho Hoàng hậu, thì các nhóm phi tần đều ở 12 cung hai bên sườn của Càn Thanh cung, gồm Đông lục cung và Tây lục cung, gọi gộp lại là Đông Tây lục cung. Tuy rằng về chính thức thì Hậu phi sẽ dàn trải ở Đông Tây lục cung, nhưng từ thời Khang Hi, một số Hậu phi lại ở khu vực Càn Tây ngũ sở, cho thấy việc cấp cho chỗ ở thế nào cũng tùy vào sắp xếp.

Phi tần là thiếp của Hoàng đế, cấp bậc đều dưới Hoàng hậu.

Các phi tần là những thị thiếp chính thức của Hoàng đế, không giống như các bậc tì thiếp không có danh phận rõ ràng, việc sắc phong của phi tần cấp cao được tổ chức long trọng dưới sự sắp xếp của Nội vụ phủ. Theo cuốn Quốc triều cung sử do Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đình Ngọc soạn thảo, phi tần được chia làm các cấp và có hạn định như sau:

  • Hoàng quý phi: tối đa một người tại vị.
  • Quý phi: tối đa hai người tại vị.
  • Phi: tối đa bốn người được tại vị. Có phong hiệu do Nội vụ phủ cung chọn.
  • Tần: tối đa sáu người được tại vị. Có phong hiệu do Nội vụ phủ cung chọn.
  • Quý nhân: vô hạn định.
  • Thường tại: vô hạn định.
  • Đáp ứng: vô hạn định.

Từ vị trí "Hoàng quý phi" đến "Tần" đều được hoàng gia nhà Thanh xem là Hậu phi chính thức, mà từ "Quý nhân" trở xuống tuy có hạng ngạch riêng nhưng lại đều bị xem là những "Ngự thiếp" có địa vị thấp. Điều này biểu thị ở việc từ tước Tần trở lên đã có Lễ sách phong để cấp "Phong hiệu", có được ban áo mũ theo cấp bậc để tham dự các nghi thức đại lễ. Còn từ "Quý nhân" trở xuống không có Lễ sách phong, không có áo mũ quy định nên cũng không thể tham dự các đại lễ.

Theo quy định cũng ghi trong Quốc triều cung sử, Hoàng quý phi đến Tần vị thứ cao, giúp Hoàng hậu "Tá nội trị" có nghĩa là có thể đứng ra làm một số việc "phụ giúp" Hoàng hậu, còn từ vị trí Quý nhân trở xuống, họ chỉ có thể "Cần tu nội chức", tuân thủ nghiêm ngặt cung quy. Bên cạnh đó, từ Tần trở lên ngoài áo mũ thì có thể dùng một loại tùy tùng khi ra ngoài được gọi là Thải trượng, riêng bậc Quý phi và Hoàng quý phi là Nghi trượng. Còn Hoàng hậu cùng Hoàng thái hậu có địa vị tôn quý, đoàn tùy tùng của họ cũng như Hoàng đế, được gọi là Nghi giá. Từ Quý nhân trở xuống không được phép sử dụng.

Dù đã có định số từng tước, nhưng triều Khang Hi và Càn Long vẫn thường phá lệ phong vượt số lượng đã định, cụ thể như:

  • Khang Hi năm thứ 39 đến năm thứ 50, có Ngũ phi: Huệ phi, Nghi phi, Đức phi, Vinh phi, Lương phi.
  • Khang Hi năm thứ 57 trở đi, có Thất phi: Huệ phi, Nghi phi, Đức phi, Vinh phi, Hòa phi, Tuyên phi, Thành phi.
  • Càn Long năm thứ 28, có Lục phi: Du phi, Khánh phi, Thư phi, Dĩnh phi, Hãn phi, Dự phi.
  • Càn Long năm thứ 29 đến năm thứ 32, có Ngũ phi: Du phi, Khánh phi, Thư phi, Dĩnh phi, Dự phi.
  • Càn Long năm thứ 33 đến năm thứ 38, có Ngũ phi: Du phi, Dung phi, Thư phi, Dĩnh phi, Dự phi.
  • Càn Long năm thứ 41 đến năm thứ 42, có Lục phi: Du phi, Dung phi, Thư phi, Dĩnh phi, Đôn phi, Thuận phi.
  • Càn Long năm thứ 43 đến năm thứ 50, có Ngũ phi: Du phi, Dung phi, Dĩnh phi, Đôn phi, Thuận phi.

 

 

Phế hậu Tĩnh phi (Thuận Trị)

  • Tên đầy đủ: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Ngạch Nhĩ Đức Ni Bổn Ba
  • Sinh: ?
  • Mất: ?
  • Tại vị: 27 tháng 9 năm 1651 - 25 tháng 10 năm 1653 (2 năm, 28 ngày)
  • An táng: 
  • Phối ngẫu: Thuận Trị Hoàng đế

Phế hậu Tĩnh phi hay còn gọi là Bác Nhĩ Tề Cát Đặc phế hậu là vị Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và là cháu gái ruột của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.  

Bà là vị Hoàng hậu đầu tiên được phong sau khi nhập quan và là người đầu tiên được hưởng quy chế lễ đại hôn khi thành thân với Hoàng đế, tức được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh môn. Vì các Hoàng đế nhà Thanh về sau đa phần nối ngôi khi trưởng thành, từ lâu đã có Phúc tấn, vì vậy những Hoàng hậu từ đại hôn như bà không nhiều, từ sau chỉ có: Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu và Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu. Bà cũng là Hoàng hậu đầu tiên và duy nhất của triều đại nhà Thanh bị Hoàng đế ra chỉ dụ phế Hậu khi đang còn tại vị, năm 1653 bị giáng làm Chính tam phẩm Tĩnh phi. 
 
 
 
 

Đổng Ngạc hoàng quý phi (Thuận Trị)

  • Tên đầy đủ: Đổng Ngạc hoàng quý phi
  • Thụy hiệu: Hiếu Hiến Trang Hoà Chí Đức Tuyên Nhân Ôn Huệ Đoan Kính Hoàng hậu
  • Tước hiệu: Hiền phi, Hoàng quý phi, Hoàng hậu (truy phong)
  • Sinh: 1639, Chiết Giang (?)
  • Mất: 23 tháng 9 năm 1660 (21 tuổi) Thừa Càn cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Hiếu lăng, Thanh Đông lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế

Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu (1639 - 23 tháng 9, năm 1660), Đổng Ngạc thị, thường được gọi là Đổng Ngạc phi, Đổng Ngạc Hoàng quý phi, Đoan Kính Hoàng hậu hoặc Hiếu Hiến Hoàng hậu, là một phi tần rất được sủng ái của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế. Bà thường bị nhầm với Đổng Tiểu Uyển, một kĩ nữ sống vào cuối thời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh.

Đổng Ngạc thị là vị Hoàng quý phi tại vị đầu tiên của nhà Thanh. Tình yêu và sự chuyên sủng của Thuận Trị Đế đối với bà là một điểm gây bất bình. Nhiều sử gia cho rằng cái chết nhanh chóng của Thuận Trị Đế là do bị tác động bởi sự ra đi của bà.

Bà là phi tần duy nhất trong lịch sử triều Thanh, tuy chưa từng làm Hoàng hậu hay Nguyên phối Phúc tấn, cũng không sinh ra Hoàng đế kế vị, nhưng vẫn được chồng truy phong thụy hiệu Hoàng hậu sau khi mất, tổ chức tang lễ theo nghi thức của Hoàng hậu, mặc dù đương kim Hoàng hậu (tức Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu) vẫn còn đang tại vị. Trong lịch sử Trung Quốc, trường hợp trái điển lệ như vậy từng xảy ra 3 lần vào triều Tống đối với Trương Quý phi của Tống Nhân Tông Triệu Trinh, Lưu An phi và Lưu Quý phi của Tống Huy Tông Triệu Cát.

Thực ra, tang lễ của bà còn vượt qua phạm vi của một Hoàng quý phi, thậm chí so với danh hiệu Hoàng hậu được truy phong. Vì lý do nhạy cảm, cũng như duyên cố của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu mà sau này Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế miễn tế cáo trong mỗi dịp kị nhật và sinh nhật của bà, từ đó xuyên suốt triều Thanh, không một vị Hoàng đế nào làm lễ với bà nữa. 

 

 

 

Tuệ phi (Khang Hi)

  • Tên đầy đủ: Tuệ phi Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Tiểu Phúc tấn, Phúc tấn, Phi (truy tặng)
  • Sinh: ?, Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ
  • Mất: 1670, Tử Cấm hành, Bắc Kinh
  • An táng: Phi viên tẩm, Thanh Cảnh lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế
Tuệ phi Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị (? - 1670), Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ xuất thân, một người cháu của Hiếu Trang Văn hoàng hậu và là một trong những phi tần đầu tiên của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế trong lịch sử Trung Quốc.

 

 

Khác Huệ Hoàng quý phi (Khang Hi)

  • Tên đầy đủ: Khác Huệ Hoàng quý phi Đông Giai thị
  • Thụy hiệu: Khác Huệ Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Quý phi, Hoàng khảo Hoàng quý phi, Thọ Kỳ Hoàng quý phi.
  • Sinh: 16 tháng 10 năm 1683
  • Mất: 14 tháng 3 năm 1768 (84 tuổi) Ninh Thọ cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Song phi viên tẩm, Cảnh lăng, Thanh Đông lăng
  • Phối ngẫu:

Khác Huệ Hoàng quý phi (1668 - 1743), Đông Giai thị, là một phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế và là em gái của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu.

 

 
 

Đôn Di Hoàng quý phi (Khang Hi)

  • Tên đầy đủ: Đôn Di Hoàng quý phi Qua Nhĩ Giai thị
  • Thụy hiệu: Đôn Di Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Hòa tần, Hòa phi, Hoàng khảo Quý phi, Ôn Huệ Quý phi, Ôn Huệ Hoàng quý phi)
  • Sinh: 16 tháng 10 năm 1683
  • Mất: 14 tháng 3 năm 1768 (84 tuổi) Ninh Thọ cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Song phi viên tẩm, Cảnh lăng, Thanh Đông lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế

Đôn Di Hoàng quý phi (16 tháng 10, năm 1683 - 14 tháng 3, năm 1768), Qua Nhĩ Giai thị, là một phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.


 


   

 

Tuệ Hiền Hoàng quý phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị
  • Thụy hiệu: Tuệ Hiền Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Cách cách, Trắc Phúc tấn, Quý phi, Hoàng quý phi.
  • Sinh: ? (ước khoảng 1711)
  • Mất: 25 tháng 2, năm 1745, Bắc Kinh, Đại Thanh
  • An táng: Địa cung của Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế 
Tuệ Hiền Hoàng quý phi  (khoảng 1711 - 25 tháng 2, năm 1745), Cao Giai thị, xuất thân Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. 
 
 

 

Thuần Huệ Hoàng quý phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô Giai thị
  • Thụy hiệu: Thuần Huệ Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Cách cách, Tô tần, Thuần tần, Thuần phi, Thuần Quý phi, Hoàng quý phi.
  • Sinh: 13 tháng 6 năm 1713
  • Mất: 2 tháng 6 năm 1760 (46 tuổi) Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Phi viên tẩm của Thanh Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Thuần Huệ Hoàng quý phi (13 tháng 6, năm 1713 - 2 tháng 6, năm 1760), Tô Giai thị, Chính Bạch kỳ Bao y, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Trong lịch sử hậu cung triều Thanh, thì Thuần Huệ Hoàng quý phi là vị Hoàng quý phi duy nhất trong lịch sử nhà Thanh xuất thân là người Hán bình dân (Hán phi) từng được nhận lễ sắc phong khi còn sống.

 

 

 

Thục Gia Hoàng quý phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Thục Gia Hoàng quý phi Kim Giai thị
  • Thụy hiệu: Thục Gia Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Cách cách, Quý nhân, Gia tần, Gia phi, Gia Quý phi, Hoàng quý phi (truy phong)
  • Sinh: 14 tháng 9, 1713
  • Mất: 17 tháng 12, 1755 (42 tuổi)
  • An táng: Địa cung của Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Thục Gia Hoàng quý phi (14 tháng 9 năm 1713 - 17 tháng 12 năm 1755), Kim Giai thị, Chính Hoàng kỳ Bao y, là một phi tần người gốc Triều Tiên của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.


 
 

Uyển Quý phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Uyển Quý phi Trần thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Cách cách, Thường tại, Quý nhân, Uyển tần, Uyển phi, Hoàng khảo Uyển Quý phi.
  • Sinh: 1 tháng 2 năm 1717
  • Mất: 10 tháng 3 năm 1807 (90 tuổi)
  • An táng: Phi viên tẩm của Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Uyển Quý phi Trần thị (1 tháng 2 năm 1717 - 10 tháng 3 năm 1807) là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. 

 

 

Khánh Cung Hoàng quý phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị
  • Thụy hiệu: Khánh Cung Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Thường tại, Quý nhân, Khánh tần, Khánh phi, Khánh Quý phi, Hoàng quý phi (truy tặng)
  • Sinh: 12 tháng 8 năm 1724
  • Mất: 21 tháng 8 năm 1774 (50 tuổi) Bắc Kinh, Đại Thanh
  • An táng: Phi viên tẩm của Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Khánh Cung Hoàng quý phi (12 tháng 8 năm 1724 - 21 tháng 8 năm 1774), Lục thị, người Hán, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Bà được biết đến là dưỡng mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế, người kế vị Càn Long Đế. Vì công ơn đó, dù chưa từng là Hoàng quý phi, bà vẫn được Gia Khánh Đế ra chỉ truy phong ngay sau khi Thái thượng hoàng Càn Long băng hà. 


 

Lệnh Ý Hoàng quý phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy Giai thị
  • Thụy hiệu: Lệnh Ý Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Quý nhân, Lệnh tần; Lệnh phi, Lệnh Quý phi, Hoàng Quý phi, Hoàng hậu (truy tặng)
  • Sinh: 23 tháng 10 năm 1727
  • Mất: 28 tháng 2 năm 1775 (47 tuổi) Trữ Tú Cung, Bắc Kinh
  • An táng: Địa cung của Thanh Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Hiếu Nghi Thuần Hoàng Hậu (23 tháng 10, năm 1727 – 28 tháng 2 năm 1775), còn được biết đến dưới danh hiệu Lệnh Ý Hoàng quý phi, là phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Bà là sinh mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế.

Trong lịch sử hậu cung, Lệnh Ý Hoàng quý phi là phi tần sinh nhiều con nhất cho Càn Long Đế và con số này cũng thuộc hàng nhiều nhất nếu so với một số hậu phi khác của nhà Thanh. Bà chưa từng được lập làm Hoàng hậu khi còn sống, danh phận cao nhất của bà là Hoàng quý phi. Sau này con trai bà được chọn làm Trữ quân, với tư cách là sinh mẫu của Tân đế, bà được Càn Long Đế truy tặng làm Hoàng hậu.

 

 

Thư phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Thư phi Diệp Hách Lặc thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu:  Quý nhân, Thư tần, Thư phi.
  • Sinh: 1 tháng 6, 1728
  • Mất: 30 tháng 5, 1777 (48 tuổi) Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Thư phi Diệp Hách Lặc thị (1 tháng 6 năm 1728 - 30 tháng 5 năm 1777), Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. 

 


Dĩnh Quý phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Thường tại, Quý nhân, Dĩnh tần, Dĩnh phi, Dĩnh Quý phi.
  • Sinh: 7 tháng 3 năm 1731
  • Mất: 14 tháng 3 năm 1800 (69 tuổi) Thọ Khang cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Phi viên tẩm của Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị (7 tháng 3 năm 1731 - 14 tháng 3 năm 1800), xuất thân Mông Cổ Tương Hồng kỳ, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. Bà còn là mẹ nuôi của Khánh Hy thân vương Vĩnh Lân. 

 

 

 

Dung phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Dung phi Hòa Trác thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Quý nhân, Dung tần, Dung phi.
  • Sinh: 11 tháng 10 năm 1734, Tân Cương
  • Mất: 24 tháng 5 năm 1788 (53 tuổi) Viên Minh Viên
  • An táng: Phi viên tẩm của Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Dung phi Hòa Trác thị ( 11 tháng 10, năm 1734 - 24 tháng 5, năm 1788), hoặc Hoắc Trác thị , người Duy Ngô Nhĩ, nổi tiếng là phi tần người Hồi được biết đến nhiều nhất trong hậu cung của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.

Xuất thân là người Hồi giáo, Dung phi là một trong những phi tần của Càn Long Đế được để lại nhiều truyền thuyết nhất. Trong truyền thuyết trung cận đại, Dung phi thường bị ngộ nhận là nhân vật huyền thoại Hương phi - một mỹ nữ tuyệt thế cũng có nguồn gốc từ Duy Ngô Nhĩ. Nhiều người tin rằng Dung phi chính là nguyên mẫu cho nhân vật Hương phi.





Đôn phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Đôn phi Uông thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Vĩnh Thường tại, Vĩnh Quý nhân, Đôn tần, Đôn phi.
  • Sinh: 27 tháng 3 năm 1746
  • Mất: 6 tháng 3 năm 1806 (59 tuổi)
  • An táng: Phi viên tẩm của Thanh Dụ lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Đôn phi Uông thị (27 tháng 3 năm 1746 - 6 tháng 3 năm 1806), Chính Bạch kỳ Bao y, là một phi tần rất được sủng ái vào thời kì vãn niên của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. Bà là mẹ của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, vị công chúa được Càn Long Đế sủng ái bậc nhất. 

 

 

 

Thuận quý nhân (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Thuận Quý nhân Nữu Hỗ Lộc thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Thường Quý nhân, Thuận tần, Thuận phi, Thuận Quý nhân.
  • Sinh: 1748
  • Mất: 1788 (39-40 tuổi)
  • An táng: Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Thuận Quý nhân Nữu Hỗ Lộc thị (1748 - 1788) là phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. 

 

 

 

Tuần Quý phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Tuần Quý phi Y Nhĩ Căn Giác La thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Tuần tần, Tuần phi.
  • Sinh: 18 tháng 9 năm 1758
  • Mất: 24 tháng 11 năm 1797
  • An táng: Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Tuần Quý phi Y Nhĩ Căn Giác La thị (1758 - 1797), là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. 

 

 

 

Hãn Qúy phi (Càn Long)

  • Tên đầy đủ: Hãn Quý phi Đới Giai thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Hãn tần, Hãn phi, Hãn Quý phi.
  • Sinh: ?
  • Mất: 28 tháng 4 năm 1764, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế

Hãn Quý phi Đới Giai thị (? - 28 tháng 4 năm 1764), Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là 1 phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. 

 

 

 

Cung Thuận Hoàng quý phi (Gia Khánh)

  • Tên đầy đủ: Cung Thuận Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị
  • Thụy hiệu: Cung Thuận Hoàng quý phi
  • Tước hiệu:  Như Quý nhân, Như tần, Như phi, Hoàng khảo Như Quý phi, Hoàng khảo Như Hoàng quý phi, Hoàng tổ Như Hoàng quý thái phi.
  • Sinh: 1787
  • Mất: 23 tháng 4, năm 1860, Viên Minh Viên, Bắc Kinh
  • An táng: Xương lăng, Thanh Tây lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Nhân Tông Gia Khánh Hoàng đế 

Cung Thuận Hoàng quý phi (1787 - 23 tháng 4, năm 1860), Nữu Hỗ Lộc thị, Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế.

Xuất thân hiển hách, Cung Thuận Hoàng quý phi trải qua 3 triều Gia Khánh, Đạo Quang và Hàm Phong, trở thành một trong những phi tần sống thọ nhất, và giữ địa vị phi tần cao nhất trong thời của bà. 

 

 

 

Đồng Quý phi (Đạo Quang)

  • Tên đầy đủ: Đồng Quý phi Thư Mục Lộc thị  
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Đồng Quý nhân, Đồng tần, Đồng phi, Đồng Quý phi, Đồng Quý nhân (giáng vị), Hoàng khảo Đồng tần, Hoàng tổ Đồng phi, Hoàng tổ Đồng Quý phi.
  • Sinh: 1817
  • Mất: 1877
  • An táng: Mộ Đông lăng thuộc Thanh Tây lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế

Đồng Quý phi Thư Mục Lộc thị (1817 - 1877), là một phi tần của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế. 

 

 

 

Trang Thuận Hoàng quý phi (Đạo Quang)

  • Tên đầy đủ: Trang Thuận Hoàng quý phi Ô Nhã thị
  • Thụy hiệu: Trang Thuận Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Lâm Quý nhân, Tú Thường tại, Lâm tần, Lâm phi, Lâm Quý phi, Hoàng khảo Lâm Quý thái phi, Hoàng tổ Lâm Hoàng quý thái phi.
  • Sinh: 29 tháng 11, 1822
  • Mất: 13 tháng 12, 1866 (44 tuổi)
  • An táng: Mộ Đông lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế

Trang Thuận Hoàng quý phi (29 tháng 11 năm 1822 - 13 tháng 12 năm 1866), Ô Nhã thị, Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế.

Thông qua con trai Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn, thì cháu nội của bà chính là Thanh Đức Tông Quang Tự Đế, và chắt nội của bà là Tuyên Thống Đế Phổ Nghi.

 
 
 
 

Hòa phi (Đạo Quang)

  • Tên đầy đủ: Hòa phi Na Lạp thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Quan nữ tử,Trắc Phúc tấn, Hòa tần, Hòa phi.
  • Sinh: ?
  • Mất: 4 tháng 4 năm 1836, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Mộ Đông lăng, Thanh Tây lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế

Hòa phi Na Lạp thị (? - 4 tháng 4, năm 1836), là một phi tần của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế. 

 

 

Bình Thường tại (Hàm Phong)

  • Tên đầy đủ: Bình Thường tại Y Nhĩ Căn Giác La thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Anh Quý nhân, Anh tần, Y Quý nhân, Y Đáp ứng, Bình Thường tại.
  • Sinh: ?
  • Mất: 1856
  • An táng: 
  • Phối ngẫu: Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế

Bình Thường tại Y Nhĩ Căn Giác La thị (? - 1856), là một phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế. 

 

 

 

Mân Quý phi (Hàm Phong)

  • Tên đầy đủ: Mai Quý phi Từ Giai thị
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Mân Thường tại, Mân Quý nhân, Mân Thường tại, Cung nữ tử, Mân Thường tại (phục vị), Mân Quý nhân (phục vị), Mân tần, Mân phi, Mân Quý phi.
  • Sinh: 1838
  • Mất: 1890
  • An táng: Phi viên tẩm của Định lăng, Thanh Đông lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Văn Tông Hàm Phong Hoàng đế

Mai Quý phi Từ Giai thị (1838 - 1890), là một phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Hoàng đế. 

 

 
 

Cẩn phi (Quang Tự)

  • Tên đầy đủ: Thanh Đức Tông Cẩn phi Tha Tha Lạp thị
  • Thụy hiệu: Ôn Tĩnh Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Cẩn tần, Cẩn phi, Cẩn Quý nhân (giáng vị), Cẩn phi (phục vị), Cẩn Quý phi, Đoan Khang Hoàng quý phi.
  • Sinh: 6 tháng 10 năm 1873
  • Mất: 20 tháng 10, 1924 (51 tuổi), Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Phi viên tẩm của Sùng lăng, Thanh Tây lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Đức Tông Quang Tự hoàng đế.

Ôn Tĩnh Hoàng quý phi (6 tháng 10, năm 1873 – 20 tháng 10, năm 1924), còn gọi là Đức Tông Cẩn phi hoặc Đoan Khang Thái phi, là một phi tần của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế.

Là chị của Trân phi nổi tiếng thời Thanh mạt, Cẩn phi từng cùng em gái trải qua một đợt giáng vị dưới mệnh lệnh của Từ Hi Thái hậu. Sau khi Quang Tự Đế cùng Long Dụ Hoàng thái hậu lần lượt băng hà, Cẩn phi với tư cách là góa phụ cuối cùng của Quang Tự Đế được tôn trở thành một Hoàng thái phi, sau đó liền cùng với Hiến Triết Hoàng quý phi (Kính Ý Thái phi) bước vào đấu tranh giành ảnh hưởng lên Hoàng đế dưới thời Tuyên Thống Đế Phổ Nghi.

Bà còn đóng vai trò then chốt trong việc định đoạt hôn sự giữa Tuyên Thống Đế và Hoàng hậu Uyển Dung, sau thắng lợi trước thế lực của Kính Ý Thái phi. Cùng với Cung Túc Hoàng quý phi, bà là người hậu phi cuối cùng của Mãn Thanh mất ngay trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh trước khi cả hoàng gia bị cưỡng chế trục xuất bởi Phùng Ngọc Tường.

 
 

 

 

 

Trân phi (Quang Tự)

  • Tên đầy đủ: Khác Thuận Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị
  • Thụy hiệu: Khác Thuận Hoàng quý phi
  • Tước hiệu: Trân tần, Trân phi, Trân Quý nhân, Trân phi (phục vị), Trân Quý phi, (truy phong), Hoàng quý phi (truy phong)
  • Sinh: 27 tháng 2 năm 1876
  • Mất: 15 tháng 8 năm 1900 (24 tuổi) Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • An táng: Phi viên tẩm của Sùng lăng, Thanh Tây lăng
  • Phối ngẫu: Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế

Khác Thuận Hoàng quý phi (27 tháng 2, năm 1876 - 15 tháng 8, năm 1900), được biết đến với tên gọi Trân phi, là một phi tần rất được sủng ái của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế.

Bà là một trong những phi tần nổi tiếng nhất thời Thanh mạt vì mâu thuẫn với người mẹ chồng Từ Hi Thái hậu. Bà là em gái của Ôn Tĩnh Hoàng quý phi, còn gọi là Cẩn phi hay Đoan Khang Thái phi, một nhân vật ảnh hưởng thời Tuyên Thống Đế Phổ Nghi. Cái chết của bà dấy lên nhiều truyền thuyết, tất cả đều cho rằng chính Từ Hi Hoàng thái hậu đứng sau gây ra. 

 

 

 

Thục phi Văn Tú (Phổ Nghi)

  • Tên đầy đủ:  Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú
  • Thụy hiệu: 
  • Tước hiệu: Thục phi
  • Sinh: 20 tháng 12 năm 1909, Bắc Kinh, Đại Thanh
  • Mất: 17 tháng 9 năm 1953 (43 tuổi) Tây Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc
  • An táng: Mộ tập thể, bên ngoài An Định môn, Bắc Kinh
  • Phối ngẫu: Phổ Nghi

Văn Tú (20 tháng 12, năm 1909 – 17 tháng 9, năm 1953), Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, biểu tự Huệ Tâm, tự hiệu Ái Liên, thường được biết đến với tên gọi Thục phi Văn Tú , là một phi tần của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh cũng như chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc.

Bà xuất thân dòng dõi lâu đời, nhưng gia thế lại bần hàn. Năm 1922, bà cùng Uyển Dung được chọn làm hậu phi của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi, vào lúc này triều đình Mãn Thanh đã mất thực quyền, Hoàng đế đã thoái vị, nhưng hôn lễ vẫn diễn ra đúng với quy chuẩn của một hôn lễ Hoàng thất. Sau khi cùng Phổ Nghi rời khỏi Tử Cấm Thành, bà cùng đến ở Thiên Tân.

Năm 1931, bà nổi tiếng với danh hiệu "Hoàng phi cách mạng" vì trở thành phi tần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa chủ động ly hôn Hoàng đế, sau khi phải chịu một quãng thời gian bị đối xử uất ức do bà chỉ là một phi tần. Sau khi ly hôn, bà tái hôn với Lưu Chấn Đông, trở thành một giáo viên bình thường.

Tuy đã ly hôn với Hoàng đế, Hoàng thất nhà Thanh về sau cũng không còn công nhận bà với tư cách một thành viên trong Hoàng tộc, nhưng đương thời và cả hậu nhân về sau đều thường gọi bà là Mạt đại Hoàng phi.


 

 

No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.